Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%
![]() |
Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III năm 2019".
Bài liên quan
Doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế Thủ đô
Đột phá hạ tầng Quảng Ninh, sức bật từ “lò xo” kinh tế tư nhân
Thủ tướng phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp
Đổi đời nhờ vốn tín dụng của ngân hàng chính sách
Báo cáo của VEPR cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%.
Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Với những triển vọng kinh tế như thời gian qua, VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV sẽ đạt 7,26%, lạm phát 2,45% và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05%.
Đưa ra đánh giá về triển vọng kinh tế 2019 và các lưu ý chính sách, ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, kinh tế thế giới đã chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng trong quý 3/2019. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 3 ở mức 7,31%, hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra ổn định. Tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nhà nước thấp, trong khi tại khu vực FDI tăng trưởng và tỷ lệ giải ngân cao. Cán cân thương mại trong chín tháng đầu năm duy trì ở trạng thái cân bằng.
Cũng theo ông Thành, các nền kinh tế lớn đều hướng tới giảm lãi suất nhằm mục đích khuyến khích tăng trưởng. Tại Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh sau quyết định giảm lãi suất điều hành.
“Việc Việt Nam trở thành một trong bảy đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý 3, lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng (hơn 71 tỷ USD). Từ đó đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách khuyến nghị.
Ngoài ra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng cho rằng, Việt Nam nên tập trung vào cách chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè
