Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép
Kon Tum: Yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin báo chí phản ánh Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động Khẩn trương kiểm tra mỏ khoáng sản bị thu hồi nhưng vẫn hoạt động |
![]() |
Trang trại chăn nuôi heo được xây trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (Ảnh: Trần Nghĩa) |
Trang trại chăn nuôi heo "mọc" trên đất nông nghiệp
Thời gian qua, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum). Tuy nhiên, chính quyền địa phương không kịp thời phát hiện, xử lý khiến người dân vô cùng bức xúc.
Trước sự việc một trang trại chăn nuôi heo đang trong quá trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, anh T trú tại Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), cho biết: Trước khi xây dựng trang trại chăn nuôi heo, khu đất đó của một hộ dân trên địa bàn xã Kon Tu Dốp 2 trồng cây cao su. Cách đây không lâu, một người đàn ông tên Dung, trú tại thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) vào mua và cho cắt hạ hết cây cao su.
![]() |
Khu đất rộng hàng trăm mét vuông trước đây là vườn cao su của một hộ dân nhưng lại được san gạt để xây trang trại chăn nuôi heo (Ảnh: Trần Nghĩa) |
Sau đó, người này cho máy móc vào san gạt mặt bằng rồi xây dựng trang trại chăn nuôi heo. Sau khi san lấp mặt bằng, họ cho xây dựng nhà điều hành, 2 dãy chuồng chăn nuôi heo và múc hố để xử lý chất thải.
Anh T bức xúc: “Trang trại chăn nuôi heo của ông Dung nằm sát bên tỉnh lộ 675 và cách UBND xã Pô Kô không xa. Khi chủ trang trại cho người vào thi công, người dân đều biết nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương lại không biết để ngăn chặn, xử lý?”.
![]() |
Người dân cho rằng, trang trại chăn nuôi heo có nguy cơ ô nhiễm môi trường khi hoạt động (Ảnh: Trần Nghĩa) |
Theo tìm hiểu, trang trại chăn nuôi heo là của ông Nguyễn Ngọc Dung (62 tuổi) trú tại khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum). Công trình được thi công trên diện tích hàng trăm mét vuông, trước đây được trồng cao su tại thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô.
Theo quan sát, công trình hiện đã cơ bản hoàn thiện nhà điều hành, 1 dãy nhà nuôi heo và đang xây dựng phần móng dãy nhà chăn nuôi thứ 2.
Chia sẻ với phóng viên, ông Dung cho biết: “Khu đất trước đây của một hộ dân trồng cao su, sau khi mua đất gia đình tôi đã cho cắt cây cao su, san gạt mặt bằng và tiến hành xây dựng trang trại chăn nuôi heo nái và heo thịt”.
![]() |
Bên trong khu chuồng trại chăn nuôi heo thịt, heo nái của ông Dung (Ảnh: Trần Nghĩa) |
Chủ tịch UBND xã cho rằng... "không sai phạm"
Trước những phản ánh của người dân về việc xây dựng trang trại chăn nuôi heo chưa hoàn thiện thủ tục đất đai, môi trường nhưng lại ngang nhiên xây dựng, trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông A Thăm, Chủ tịch UBND xã Pô Kô cho biết: “Xã không cho xây dựng họ vẫn lén lút xây dựng. Trước đây, họ cho cắt cây cao su để trồng sầu riêng".
Đến ngày 13/5, chúng tôi tiếp tục liên hệ với ông A Thăm, Chủ tịch UBND xã Pô Kô thì được ông cho rằng: “Họ làm cũng đúng chứ có sai phạm gì đâu. Còn hồ sơ thì họ vừa làm vừa bổ sung thôi”.
Liên quan đến trang trại chăn nuôi heo xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ngày 13/5, ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đăk Tô kiểm tra, xác minh nhưng chính quyền địa phương “làm ngơ” khiến người dân bức xúc.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND huyện Đăk Tô khẩn trương chỉ đạo các phòng chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh và xử lý vi phạm.
Kết quả kiểm tra, xử lý đề nghị UBND huyện Đăk Tô báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 20/5.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm
