Tag
Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?

Kỳ 1: Báo động tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam

Muôn mặt cuộc sống 31/08/2023 07:00
aa
TTTĐ - LTS: Theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, các trường học thành lập phòng tư vấn tâm lý và bố trí nhân lực kiêm nhiệm công hoạt động mang việc tư vấn tâm lý cho học sinh. Tuy vậy, sau 6 năm, hoạt động của phòng tư vấn học đường ở đa số trường vẫn chỉ mang tính hình thức. Trong khi đó, vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) trong thanh thiếu niên Việt Nam đang trở nên đáng báo động, các ca rối loạn lo âu, trầm cảm, tự sát ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng. Vậy, giải pháp nào để phòng tư vấn học đường hoạt động hiệu quả?
Ban hành tờ rơi truyền thông về tư vấn tâm lý học đường Hành trình xây dựng "Ngôi trường hạnh phúc" “Gỡ khó” hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học

Kỳ 1: Báo động tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam

Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, 15 - 30% thanh thiếu niên trên khắp Việt Nam mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, trường học là một trong những môi trường tâm lý xã hội quan trọng nhất, cung cấp thông tin về các yếu tố nguy cơ, cơ hội hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên. Bởi vâỵ, rất cần một đội ngũ nhân viên tư vấn tâm lý chuyên nghiệp tại các trường học hiện nay.

“Sống trong sợ hãi”

Hơn 1 tháng nay, em Trần Thị H., lớp 7A, trường THCS Y.T (Hà Nội) mất ngủ vì lo sợ những ánh nhìn và tẩy chay “hội đồng” của một nhóm bạn trong lớp. H từng nói xấu một bạn trong lớp. Sau khi chuyện bại lộ, H trở thành đối tượng “không thể chấp nhận được” trong mắt một số bạn học cùng. Vì vậy, những chuỗi ngày “sống trong sợ hãi” của H bắt đầu. Hàng ngày đến lớp, em chỉ thui thủi một góc vì không ai chơi với H cả. Có bạn ngồi sau lấy kéo cắt tóc H nham nhở. Sách vở của H bị cắt, xé mà không biết ai là “thủ phạm”.

H lâm vào khủng hoảng tinh thần khi nhóm bạn lập nhóm trên facebook kể xấu, đồng loạt “report” cả tài khoản mạng xã hội của H. Suốt 2 tháng, H sợ hãi, mất ngủ, sút cân vì hàng ngày phải đối mặt với những lời đàm tiếu không tốt về mình và cả những hành động ác ý của bạn cùng lớp, cô bé càng thu mình lại, kết quả học tập giảm sút.

Không dám kể với bố mẹ, cũng không dám nói với cô giáo, H. chỉ dám cầu cứu Nguyễn B.P – một bạn gái cùng lớp. P sau đó kể lại với mẹ và cô giáo thì sự tình mới dần được hé lộ. Bằng cách tìm hiểu và biện pháp tâm lý, giáo viên chủ nhiệm – cô Nguyễn Thị Vân đã giúp H dần ổn định tinh thần và hòa nhập lại cùng tập thể, an tâm học tập.

Kỳ 1: Báo động tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam
Bắt nạt học đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh (Ảnh minh họa)

Tháng 9/2022, Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một nam sinh Nguyễn Văn A (giấu tên), học sinh một trường cấp 3 ở Thái Bình nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng có ý định tự sát. Cô ruột của A, người mà em hay chia sẻ cho biết, suốt mấy tháng, A cảm thấy buồn chán, không muốn học, không muốn ôn thi dù kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang đến gần.

Em chỉ muốn chết để kết thúc cuộc đời. A tâm sự với cô rằng, cuộc sống với em không thú vị khi bố mẹ không hiểu, gây áp lực, muốn em chỉ tập trung học tiếng Anh và đạt được điểm IELTS như kỳ vọng. Dần dần, áp lực đó khiến A cũng không còn hứng thú với môn Tiếng Anh mà em yêu thích nữa. A hoang mang, không cảm thấy thích với bất cứ điều gì, không muốn thi và không biết chọn trường nào.

Kỳ 1: Báo động tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam

Bảng trắc nghiệm về sức khỏe tâm thần của nam sinh A

Ths. BS Đỗ Thị Dung, Phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) kể lại: “Bệnh nhân được cô đưa đến khám tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, được chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát. A được chỉ định nhập viện nhưng gia đình chưa thu xếp được người chăm sóc nên được kê đơn thuốc ngoại trú với sự theo dõi sát của gia đình.

Sau khi hết thuốc, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện. Em không học, không nói chuyện với bố mẹ, sử dụng điện thoại nhiều, không chịu hoạt động, thường xuyên ở một mình trong phòng, không ra ngoài, ý nghĩ tự sát vẫn còn. Sau đó, A đã tái khám, nhập viện để được điều trị kịp thời”.

Gia tăng tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên

Bày tỏ suy nghĩ về 2 trường hợp này, PGS.TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, H đã rất may mắn khi bị khủng hoảng tâm lý đã được bạn và giáo viên chủ nhiệm phát hiện kịp thời, động viên và giải tỏa áp lực. Nam sinh A cũng vậy khi người cô ruột thân cận nhận ra các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý của em, từ đó đưa em vào viện để điều trị kịp thời. Trong suốt nhiều năm giảng dạy và trị liệu tâm lý cho nhiều đối tượng, TS Trần Thành Nam đã chứng kiến nhiều ca thanh thiếu niên bị vấn đề về sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu, trầm cảm… dẫn đến kết cục thương tâm.

Còn nhớ, liên tiếp trong năm 2022, sau đại dịch COVID-19, đã xảy nhiều ca tự tử trong lứa tuổi vị thành niên ở nhiều địa phương trong cả nước. Tháng 10/2022, một học sinh lớp 9 của Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã nhảy từ tầng 3 của trường và phải nhập viện trong tình trạng gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu chỉ vì bị bạn khác trêu đùa quá.

Trước đó, hồi tháng 4/2022, một nam sinh (16 tuổi) đang học tại trường THPT chuyên ở Hà Nội nhảy lầu tự tử từ tầng 28, chung cư Văn Phú Victoria (quận Hà Đông) xuống đất khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa. Tương tự, ngày 31/3, gia đình c phát hiện cháu L (học sinh lớp 8, trường THCS Đại Phúc, TP Bắc Ninh) tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng. Trước khi treo cổ tự tử cháu L để lại thư và nhiều trang nhật ký nói mình sắp đi xa.

Hay như nam sinh N.V.N (Bình Định) đến TP Hồ Chí Minh nhập học ngày 12/2/2022, mất tích sau đó tử vong và được kết luận do tự tử. Sau đó ít ngày, một nữ sinh trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4, TP Hồ Chí Minh) cũng đã nhảy từ tầng 3 xuống đất và đã tử vong.

“Kỳ vọng và áp lực lớn từ gia đình và nhà trường về việc học tập tốt, những khúc mắc trong quan hệ bạn bè, tình trạng bắt nạt học đường, xung đột trong quan hệ với thầy cô, những mâu thuẫn trong gia đình và sự tăng tiếp xúc với Internet là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe tâm lý xã hội, dẫn đến tình trạng cô lập xã hội ở nhiều em học sinh.

Các em luôn có cảm giác lo lắng, buồn phiền, lo âu, trầm cảm, cảm giác tuyệt vọng và trong một số trường hợp đã dẫn đến hành vi tự tử” – PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Kỳ 1: Báo động tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam

Áp lực học hành cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc căn bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm và có hành vi tự sát

Trường học – “lá chắn” phòng ngừa rối loạn tâm thần hiệu quả

Theo báo cáo mới nhất được công bố hồi tháng 6/2022 của UNICEF có tên: “Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam”, trường học là một trong những môi trường tâm lý xã hội quan trọng nhất của thanh thiếu niên, cung cấp các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần, các yếu tố bảo vệ và cơ hội để nâng cao và hỗ trợ sức khỏe tâm thần.

“Bằng chứng chỉ ra, bầu không khí học đường, áp lực học tập, bắt nạt và các yếu tố gây căng thẳng xã hội khác đều tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của học sinh lứa tuổi vị thành niên ở Việt Nam.

Các dịch vụ sức khỏe tâm thần tại trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của học sinh lứa tuổi vị thành niên và giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe tâm thần ở trường học” – báo cáo này nhấn mạnh.

Tại hội thảo "Giải pháp triển khai hiệu quả dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục” vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh cho biết, từ năm 2005, Bộ GD&ĐT đã thiết lập các chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần của học sinh thông qua đánh giá vấn đề và nhu cầu của học sinh, cung cấp các hoạt động trợ giúp như tham vấn, hỗ trợ tâm lý, xã hội, giáo dục kỹ năng sống và xây dựng năng lực để giúp học sinh tự giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè, gia đình và thầy cô giáo…

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2015-2022, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản liên quan đến tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học như: Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, trong đó các trường học thành lập phòng tư vấn học đường; Thông tư 33/TT-BGDĐT về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã triển khai khảo sát tại 13 tỉnh, thành từ tháng 8 -11/2022 nhằm mục đích đánh giá công tác chỉ đạo và việc triển khai thực hiện hoạt động công tác xã hội và hoạt động tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục.

Đặc biệt, Chương trình Sức khỏe học đường toàn diện (2021-2025) được Bộ GD&ĐT công bố mới đây nhằm mục tiêu sẽ có hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học. Đây là bước khởi đầu cho một chương trình thiết thực, tổng thể và dài hạn về sức khỏe học đường, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quyết tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

“Cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng phục vụ đặc biệt và coi trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang với sức khỏe thể chất. Gia đình và nhà trường phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chúng ta còn phải suy nghĩ, phải chung tay, phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ, phải hành động khi bên cạnh chúng ta vẫn còn những trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được chăm sóc, còn đối mặt những nguy cơ mất an toàn về tính mạng, sức khỏe, tinh thần.

Cần có những chương trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề ảnh hưởng tâm sinh lý, sức khỏe tâm thần của trẻ em, nhất là những tác động từ đại dịch để chúng ta có những biện pháp, giải pháp, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục phù hợp cho các cháu - thế hệ tương lai của đất nước”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước Xã hội

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TTTĐ - Theo dự thảo đề án sáp nhập tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vừa được 2 địa phương thông qua, để thành tỉnh Cà Mau mới có 64 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 61% so với hiện nay và sẽ là “vựa tôm” của cả nước. Các dự thảo đề án đang được lấy ý kiến cử tri để chậm nhất ngày 1/5/2025 sẽ báo cáo Trung ương.
TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa thông tin về việc Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã thông qua đề xuất của Đảng ủy UBND thành phố về tôn vinh 60 cá nhân (có 31 cá nhân đã mất) tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2025.
Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

TTTĐ - Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với 1 cá nhân về hành vi đăng tải thông tin có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của lực lượng Công an Nhân dân.
Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu Muôn mặt cuộc sống

Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu

TTTĐ - Hướng đến mục tiêu lan tỏa tri thức và nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho người nông dân, ngày 20/4, Halotimes chính thức khởi động chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” thông qua Ngày hội tặng sách diễn ra tại Phố sách Hà Nội (phố 19/12, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trao quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc Cơ Tu Muôn mặt cuộc sống

Trao quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc Cơ Tu

TTTĐ - Nhiều phần quà ý nghĩa vừa được trao cho các gia đình chính sách và bà con người đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Công an Hà Nội tìm bị hại vụ cướp giật điện thoại ngày 10/4 Tin tức ANTT

Công an Hà Nội tìm bị hại vụ cướp giật điện thoại ngày 10/4

TTTĐ - Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội đang tìm người bị hại trong vụ án cướp giật tài sản xảy ra tại phố Trần Nguyên Hãn (quận Hoàn Kiếm) và phố Phó Đức Chính (quận Ba Đình), TP Hà Nội.
Bình Thuận cần vươn lên trở thành trung tâm năng lượng quốc gia Xã hội

Bình Thuận cần vươn lên trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

TTTĐ - Nhấn mạnh năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, hướng tới mục tiêu cao hơn là trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính Xã hội

Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Để chuẩn bị quyết toán, bàn giao tài chính khi sắp xếp, tổ chức bộ máy, chính quyền, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu các đơn vị xử lý dứt điểm công nợ.
Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường

TTTĐ - Trong 2 ngày 19 và 20/4/2025, UBND quận Hoàng Mai tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh Muôn mặt cuộc sống

Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh

TTTĐ - Tối 18/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã tập trung về tuyến đường Lê Duẩn, trước cổng Dinh Độc Lập (Quận 1) đón xem màn hợp luyện đầu tiên của các khối diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tới.
Xem thêm