Tag
Phi vụ thâu tóm “đất vàng” ở Bình Dương:

Kỳ 3: Hàng chục nghìn tỷ đồng đã “rơi” vào túi ai ?

Bạn đọc 01/10/2019 09:11
aa
TTTĐ- Thực tế, sau khi “thâu tóm” được 43 ha đất công và với “thủ thuật” thoái vốn tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) thì dường như Tổng công ty CP Sản xuất – XNK Bình Dương (Tổng công ty Bình Dương) đã xóa được “dấu tích” khi cổ phần hóa doanh nghiệp này không còn nhắc đến cái tên Công ty Tân Phú.

Kỳ 3: Hàng chục nghìn tỷ đồng đã “rơi” vào túi ai ?

Bên trong khu đất 43ha đã được động thổ khởi công

Tuy nhiên, liên quan đến việc bán hai dự án đất công với diện tích lên đến hơn 188 ha tại Tổng công ty Bình Dương liệu có thất thoát của Nhà nước bao nhiêu tiền và ai là người được hưởng lợi từ việc chuyển hóa này ?

Bài liên quan

Kỳ 1: Bán hơn 188 ha đất công, giá rẻ như “bèo” ?

Kỳ 2: Liệu có “hợp thức hóa” cho việc bán “chui” đất công?

Sai phạm chồng sai phạm

Ngay sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, ngày 25-09-2019 TCT Bình Dương đã có văn bản phản hồi “Về việc làm rõ nội dung đăng trên Báo. Xác định nguồn gốc hơn 567 ha đất thuộc Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Bình Dương (Khu liên hợp Bình Dương) là tài sản của DNNN do TCT Bình Dương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn tự có, vốn vay và huy động từ các đối tác khác. Lý giải về giá đất chuyển nhượng 6 USD/m2 tại dự án 145 ha được TCT Bình Dương sử dụng làm góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty CP Đầu tư & phát triển Tân Thành (Công ty Tân Thành), ông Trần Nguyên Vũ, Tổng giám đốc TCT Bình Dương cho biết: “Việc đền bù chỉ có khoảng 700 triệu/ha (70 nghìn đồng/m2) nhưng khi đưa vào liên doanh Tổng công ty đã tự định giá với đối tác là giá 16 USD/m2, trong đó có 6 USD/m2 được tính là giá trị quyền sử dụng đất và 10 USD/m2 là trị đền bù giải phóng mặt bằng”. Ông Vũ cùng thừa nhận giá 6 USD/m2 là tự đặt ra và việc dùng đất chưa được giao đất, cấp quyền sử dụng đất…là sai quy định nhưng thực tế đây là lỗi do cơ chế khi chính quyền làm thủ tục cấp đất quá chậm (?).

Trong khi đó, đối với khu đất 43 ha, ngày 01-07-2010 TCT Bình Dương và Công ty CP Bất động sản Âu Lạc (Công ty Âu Lạc) ký hợp đồng thỏa thuận liên doanh thành lập ra Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú để đầu tư thực hiện DA Khu dân cư – Thương mại – Dịch vụ quy mô 43 ha (KĐT Tân Phú). Vốn điều lệ công ty là 200 tỷ đồng, TCT Bình Dương góp 60 tỷ, (chiếm 30%) bằng tiền mặt và Công ty Âu Lạc góp 140 tỷ đồng (chiếm 70%). Sau khi ký Hợp đồng liên doanh thì TCT Bình Dương ngày 21-07-2010 mới có văn bản gửi Tỉnh ủy Bình Dương để xin chủ trương hợp tác thành lập công ty liên doanh và ngày 17-08-2010 Tỉnh ủy Bình Dương mới chấp thuận. Ngay trong quá trình hợp tác cả hai bên không tuân thủ việc góp vốn điều lệ khi TCT Bình Dương chỉ góp được 1,5 tỷ đồng (chiếm 1,06% vốn điều lệ) và sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Phú đầu năm 2017 mới góp đủ 60 tỷ; Công ty Âu Lạc góp được 60/140 tỷ đồng và đầu năm 2016 mới góp đủ.

Như vậy, có thể giá trị quyền sử dụng đất đối với lô đất 43 ha vẫn là tài sản DNNN do TCT Bình Dương quản lý, sử dụng. Ngày 30-11-2016 Hội đồng thành viên TCT Bình Dương đã họp “Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 430.000 m2 tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” với giá hơn 250,1 tỷ đồng, tương đương với hơn 581 nghìn đồng/m2. Ngay sau đó, ngày 8-12-2016 TCT Bình Dương đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250,1 tỷ đồng. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng này đã không thông qua việc đấu giá tài sản nhà nước.

Ngày 13-03-2017, TCT Bình Dương đã có công văn số 38/TCTY gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, Văn phòng Tỉnh ủy xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú. Đến ngày 20-4-2017, Tỉnh ủy Bình Dương có thông báo số 287-TB/TU về việc Thông báo kết luận và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban định kỳ ngày 17-4-2017, theo đó đồng ý chủ trương cho TCT Bình Dương được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, TCT phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất để làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm việc ký hợp đồng, thu tiền theo đúng quy định. Sau đó, TCT Bình Dương đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho Công ty Âu Lạc với số tiền hơn 161,1 tỷ đồng. Các bên đã hoàn tất các nghĩa vụ của hợp đồng. Như vậy, có thể thấy được toàn bộ việc bán đất không thông qua đấu giá và chuyển nhượng lại vốn DNNN của TCT BÌnh Dương tại Công ty Tân Phú đã được “hợp thức hóa” ?

Việc bán 30% vốn của DNNN tại Công ty Tân Phú đã vi phạm các quy định tại điểm B, mục 4, Điều 38 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN.

Khu
Khu "đất vàng" 43ha tại TP Thủ Dầu Một được chuyển nhượng không qua đấu giá

Liệu có thất thoát hàng nghìn tỷ ?

Ngay sau khi nhận được chuyển nhượng 30% cổ phần Công ty Tân Phú đã được chuyển nhượng lại cho nhiều đối tác khác. Trong đó, tại bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2017 của Công ty Tân Phú người đứng tên nộp thuế là bà Đặng Thị Kim Oanh với vai trò là giám đốc. Đến ngày 29-06-2018 Giấy chứng nhận đăng ký DN Công ty TNHH MTV được đăng ký thay đổi lần thứ 6 thì thông tin chủ sở hữu của Công ty Tân Phú là Công ty CP đầu tư và phát triển Kim Oanh TP Hồ Chí Minh và người đại diện pháp luật là bà Đặng Thị Kim Oanh, sinh năm 1970, với chức danh Tổng giám đốc. KĐT Tân Phú đã được Kim Oanh Group đã chính thức làm lễ động thổ dự án ngày 28-01-2018 với quy mô lên đến hơn 2.000 lô đất nền và nhà phố liền kề.

Theo Quyết định số 1554/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 13-06-2018 về quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Tân Phú, đất ở được quy hoạch điều chỉnh là hơn 201.289,15 m2, chiếm tỷ lệ 46,85%; đất thương mại dịch vụ 11.000m2, chiếm 2,56%.

Theo quan sát của phóng viên, DA KĐT Tân Phú chạy dọc theo đường Phạm Ngọc Thạch (hướng đi vào Trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương, rộng 60m) khoảng gần 2 km, với quy định thì vị trí 1 của DA sẽ chiếm khoảng 100.000 m2 đất ở. Với diện tích vị trí 1 này nhân với giá theo quy định số 66/2015/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 23-12-2015, thì mức giá chuẩn tại vị trí 1 là 24,57 triệu đồng/m2 và được nhân với khoảng 100.000 m2 thì giá trị của nó đã là khoảng 2.457 tỷ đồng. Diện tích đất ở còn lại khoảng hơn 100.000 m2 được nhân với giá 6,67 triệu đồng/m2 (trung bình của giá vị trí 2 và 3), thì giá trị khoảng 667 tỷ đồng. Cộng hai con số nêu trên thì sẽ có giá trị khoảng 3.124 tỷ đồng, cao gấp gần 12,5 lần so giá TCT Bình Dương đã bán cho Công ty Tân Phú (250 tỷ đồng). Trong khi đó, nếu áp theo bảng giá của UBND tỉnh Bình Dương cho toàn bộ 43 ha đất của KĐT Tân Phú giá trị sẽ lên khoảng hơn 6.000 tỷ đồng và ai sẽ là người được hưởng lợi từ khoản chênh lệch lên đến hàng nghìn tỷ đồng này (?)

Sau khi khởi công DA KĐT Tân Phú đã phải tạm dừng vì thiếu thủ tục đầu tư, xây dựng. Song vào thời điểm giữa tháng 9-2019 tại một số sàn giao dịch bất động sản Kim Oanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn đưa ra phương án kinh doanh để giữ chỗ với chiêu thức hợp đồng vay vốn và khách hàng sẽ được ưu tiên ký hợp đồng mua bán, chọn chỗ… cho DA KĐT Tân Phú. Theo như nhân viên tư vấn tại Sàn giao dịch Kim Oanh, dự kiến giá bán đất mặt tiền đường lớn khoảng 40 triệu đồng/m2, nền đất ở phía trong được bán giá khoảng 20 triệu đồng/m2.

Nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước cũng được thể hiện rất rõ trong việc TCT Bình Dương chuyển nhượng quyền sử dụng đất hơn 1.450.101 m2 Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tân Thành (Công ty Tân Thành). Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của TCT Bình Dương thì TCT đang đầu tư hơn 196,3 tỷ đồng, chiếm 30% giá trị vốn chủ sở hữu tại Công ty Tân Thành (tương đương giá trị công ty khoảng 650 tỷ đồng). Tuy nhiên, giá trị Công ty Tân Thành lại tăng một cách đốt biến khi chính thức nhận được quyền sử dụng đất.

Cụ thể, tại Văn bản giải trình số 76/TCTY-TGĐ về ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên Báo cáo tài chính riêng cho kỳ kế toán từ ngày 1-11-2018 đến ngày 31-12-2018 của TCT Bình Dương cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thì giá trị của Công ty Tân Thành là hơn 5.744,5 tỷ đồng (tăng khoảng 5.094 tỷ đồng) và TCT Bình Dương đã phải mua thêm 19% cổ phần của Công ty Tân Thành với giá là… hơn 964,3 tỷ đồng (?).

Vậy giá trị của Công ty Tân Thành từ đâu mà ra? Khi mà hoạt động kinh doanh của Công ty Tân Thành trong ba năm liên tiếp (2016, 2017, 2018) đều đạt ở mức thấp với lợi nhuận sau thuế đều rất khiêm tốn. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là hơn 24,1 triệu đồng và đây cũng là mức lợi nhuận của năm 2017; Năm 2018 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là… hơn 23,1 tỷ đồng.

Một vấn đề đặt ra là: Ai là người được hưởng lợi lên đến hàng nghìn tỷ đồng và vì sao lại có chuyện dễ dàng thực hiện chuyển quyền sử dụng dụng đất tại Công ty Tân Thành ?.

Thực tế, tại Công ty Tân Thành đến năm 2011 do khó khăn về kinh tế đối tác Hàn Quốc đã phải chuyển nhượng lại vốn điều lệ cho hai DN Việt Nam. Trong đó, Công ty CP Hưng Vượng mua lại 38% vốn điều lệ do ông Nguyễn Văn Minh đại diện pháp luật và Công ty TNHH Phát Triển 32% vốn điều lệ do bà Nguyễn Thục Anh đại diện pháp luật (bà Thục Anh là con gái ông Minh. Ông Nguyễn Văn Minh đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của TCT Bình Dương và là người đại diện vốn của Tổng công ty tại Công ty Tân Thành.

Như vậy, với 70% vốn điều lệ do ông Minh và bà Thục Anh làm đại diện đã tăng thêm được khoảng hơn 3.500 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc ông Minh và con gái đã có thể hưởng lợi lên đến hàng nghìn tỷ đồng (?)

(Còn nữa....)

Tin liên quan

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3 Đường dây nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

TTTĐ - Chậm trễ trong việc triển khai kế hoạch kiểm tra, rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành số 3 bị Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình.
Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo Đường dây nóng

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng Đường dây nóng

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị vì hành vi “Gian lận trong đấu thầu”.
Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Xem thêm