Tag
Sau hơn 2 tháng triển khai chương trình Sữa học đường tại Hà Nội:

Kỳ 5: Nhiều tín hiệu tích cực

Giáo dục 01/04/2019 08:00
aa
TTTĐ - Sau hơn 2 tháng Chương trình Sữa học đường được triển khai tại các trường mầm non và tiểu học ở Hà Nội, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hà Nội cho biết, số học sinh đăng ký tham gia ngày một tăng. Chất lượng sữa cùng với cách vận hành chuyên nghiệp đã nhân lên niềm tin của phụ huynh và xã hội về chương trình này.

Kỳ 5: Nhiều tín hiệu tích cực  sau 2 tháng triển khai uống Sữa học đường

Chương trình Sữa học đường được triển khai là một tín hiệu tích cực đảm bảo thế hệ tương lai có sự phát triển tốt nhất.

Bài liên quan

Kỳ 4: Đi tìm nguồn sữa chất lượng cao cho "chủ nhân tương lai của đất nước"

Kỳ 3: Siết chặt quy trình tiếp nhận, xử lý vỏ hộp Sữa học đường

Kỳ 2: Niềm vui của con trẻ khi được uống sữa học đường

Kỳ 1: 87% học sinh toàn thành phố được uống Sữa học đường

Tỷ lệ học sinh toàn thành phố uống sữa học đường đã tăng lên 87%

Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TP Hà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tự nguyện tham gia. Mức đóng góp cho Chương trình Sữa học đường theo Kế hoạch trước là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh góp 47%. Trước chính thức thực hiện ở các trường (từ ngày 2/1/2019), Vinamilk và Sở GD&ĐT TP Hà Nội, Phòng GD&ĐT các quận, huyện đã tiến hành tập huấn liên tục trong 10 ngày trên khắp 30 quận, huyện trong địa bàn thành phố cho gần 10.000 đại biểu, bao gồm: Ban giám hiệu, các giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai Chương trình Sữa học đường.

Tại buổi Tọa đàm "Hành trình sữa học đường an toàn - hiệu quả" được tổ chức mới đây, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã “đăng đàn” giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của nhiều phụ huynh, cũng như đại diện các trường liên quan đến vấn đề sữa học đường.

Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ: sau khi chương trình Sữa học đường triển khai được 2 tuần đã có những hiệu trưởng nhắn tin cho ông chia sẻ rằng, tham gia chương trình sữa học đường khiến các trường bận rộn hơn, song, họ rất vui khi biết nhiều học sinh đã hào hứng uống sữa dù trước đó ở nhà không uống.

Sau hơn 2 tháng triển khai, số lượng trẻ đăng ký tham gia uống sữa học đường cũng đã tăng lên rõ rệt. Tính đến ngày 23/1/2019, số trẻ thực uống toàn thành phố đạt tỉ lệ gần 74% nhưng đến giữa tháng 3, số lượng trẻ uống sữa đã đạt tỉ lệ 87%.

Trước các ý kiến trái chiều của phụ huynh về việc nhà trường thu gom vỏ hộp sữa, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Việc thu gom vỏ sữa tại trường cũng đã phát huy hiệu quả tích cực, thực tế nhiều trường đã triển khai cho các con tự thu gom vỏ sữa, hoặc tái chế vỏ sữa thành đồ chơi, xếp hình robot. Điều này đã dạy cho học sinh việc giữ gìn vệ sinh chung, tránh việc uống xong vứt vỏ lung tung tại trường...

Các trường ngoài công lập cần thông tin cụ thể cho phụ huynh

Ông Tiến cho biết thêm, qua theo dõi triển khai chương trình, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện một số trường ngoài công lập không triển khai chương trình với lý do trong thực đơn hàng ngày của trẻ đã có sữa.

“Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường phải phổ biến cho phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh biết, còn đăng ký tham gia hay không là quyền của phụ huynh. Bất kỳ trường học nào mà phụ huynh không được phổ biến chương trình Sữa học đường phụ huynh có thể thông tin tới Sở GD&ĐT Hà Nội để xử lý, đồng thời phụ huynh có quyền khởi kiện nhà trường bởi đây là quyền lợi của con em mình” - ông Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các nhóm trẻ có giấy phép hoạt động có thể đăng ký tham gia chương trình Sữa học đường qua phòng GD&ĐT. Tuy nhiên, phụ huynh không nên gửi con ở các nhóm nhỏ lẻ, hoạt động không phép vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho trẻ theo quy định.

Trước một số ý kiến phụ huynh cho rằng chương trình nên “nới lỏng” để học sinh có thể mang sữa về nhà uống. Qua đó, phụ huynh có thể trực tiếp giám sát được nguồn gốc và hạn sử dụng của sữa. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định, sữa trong chương trình Sữa học đường phải uống tại trường. Đây là chương trình sữa học đường nên học sinh uống sữa ở trường sẽ tốt hơn mang về nhà. Vì có thể các em mang sữa về nhưng lại không uống thì mất đi tác dụng của chương trình này.

“Sữa học đường không được lưu hành bên ngoài trường học. Nếu để học sinh mang về nhà chưa chắc học sinh đã uống và nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra. Nếu phụ huynh muốn kiểm tra, phụ huynh có thể đến trường đăng ký để kiểm tra trực tiếp tại trường. Mỗi lô sữa phát ra đều có một hộp được lưu lại, niêm phong theo đúng quy định về an toàn thực phẩm… Hạn sử dụng tối đa của sữa là 8 tháng, sữa học đường cam kết khi đưa đến trường sẽ có hạn sử dụng ít nhất là 4 tháng”, ông Tiến khẳng định.

Chỉ sau 2 tháng triển khai, chương trình sữa học đường đã có tín hiệu tích cực, con trẻ hào hứng với việc uống sữa mỗi ngày, phụ huynh cũng tin tưởng vào chất lượng sữa dẫn đến câu chuyện khá nhiều phụ huynh muốn đăng ký mua thêm 1 đến 2 hộp sữa học đường để cho con uống thêm. Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, cũng có nhiều hiệu trưởng đã hỏi ý kiến lãnh đạo Sở về vấn đề này.

“Tuy nhiên, sữa học đường được hỗ trợ 30% giá thành, ngân sách của nhà nước chỉ hỗ trợ cho các cháu mẫu giáo và tiểu học uống mỗi ngày 1 hộp, chương trình thanh toán theo đúng số lượng trẻ uống thực tế, các phụ huynh rất muốn đăng ký thêm cho con cũng không thể đăng ký được”, ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Riêng đối với những trường hợp học sinh đã nộp tiền tham gia Sữa học đường từ đầu tháng nhưng trong tháng có buổi nghỉ ốm không được uống sữa thì sẽ được trừ tiền vào tháng sau.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Hình thức tuyển sinh trực tuyến đã và đang tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Xem thêm