Tag

“Lá cờ đỏ phủ trên lồng ngực đỏ” - Nỗi đau quặn thắt từ Rào Trăng

Xã hội 27/09/2020 00:00
aa
TTTĐ - Có lẽ rồi cái tên Rào Trăng sẽ còn ám ảnh tất cả chúng ta rất lâu, rất lâu nữa. Mỗi khi nhắc đến Rào Trăng là thốt nhiên ai nấy đều nhớ tới mùa mưa lũ năm 2020 này, đất nước đã mất đi 13 con người chỉ trong một cái chớp mắt.
Ngăn đập, nắn dòng Rào Trăng tìm kiếm 12 công nhân mất tích còn lại Tin tức trong ngày 23/11: Các phương tiện thuộc Bộ Giao thông vận tải phải dán thẻ thu phí không dừng Tin tức trong ngày 6/11: Bộ Y tế đề nghị làm rõ nguyên nhân sản phụ tử vong tại Bệnh viện Việt-Pháp
Các chiến sĩ chào tiễn biệt khi xe chở thi thể các cán bộ, chiến sĩ về Bênh viện 288
Các chiến sĩ chào tiễn biệt khi xe chở thi thể các cán bộ, chiến sĩ về Bênh viện 288

Sự mất mát nào cũng gây đau đớn, nhưng mất mát ấy lại đến cùng lúc với nhiều người, nhiều gia đình, trong một hoàn cảnh đặc biệt thì nó trở nên nặng nề, thương tâm tột cùng.

Miền Trung của chúng ta, cái dải đất nhỏ hẹp, phần nhỏ nhất tính từ dãy Trường Sơn ra đến biển Đông chỉ 40 km, không khác gì phần đòn gánh đặt trên vai với hai đầu trĩu nặng. Vì là phần giữa của đòn gánh, nên trải qua bao nhiêu thăng trầm, bể dâu, biến thiên của lịch sử, dường như miền Trung luôn ở tâm điểm của những thách thức, trở ngại. Sức người có hạn, sức người cũng vô hạn, càng thách thức càng kiên cường. Càng kiên cường càng thách thức. Cái chu kì thách thức của ông giời cứ qua rồi lại đến.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4, sau khi nhận tin báo 17 công nhân ở thuỷ điện Rào Trăng 3 mất tích do lũ quét, trước khi lên đường đã nói: “Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ từng phút. Dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả có hi sinh”. Đó chắc chắn không phải chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông, mà là của tất cả những người đã đồng hành cùng ông hôm ấy. Trong đó có vị Chủ tịch huyện vừa mới nhậm chức hơn 1 tháng, trong đó có một cán bộ công tác ở Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, người được tìm thấy vào đúng ngày kỉ niệm sinh nhật…

Các bà mẹ của chúng ta đã mất hàng triệu người con trong các cuộc kháng chiến cứu nước, thật khó tin, khó chấp nhận sự thật là các mẹ vẫn tiếp tục mất con trong thời bình. Trên facebook của một cô giáo ở Huế, có một bài thơ ghi tên tác giả Vũ Phương Trang, có lẽ sẽ khiến tất cả mọi trái tim bà mẹ trên đời này đều buốt nhói:

Mạ ơi...

Con xin người, xin người đừng khóc

Lệ chan mưa...mưa lạnh ngắt, Mạ ơi

Con về rồi, xin Mạ lau khô mắt,

Để ôm con như ngày bé thơ ngây,

Con trai Mạ đã trở về đây

Nhưng lặng im, con không chào Mạ nữa....

Mạ thương yêu, con về, không đi nữa,

Công tác lần này, lần cuối, Mạ ơi,

Mẹ của chủ tịch huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình đã ngất xỉu khi biết tin con không còn nữa. Mấy ngày cả gia đình giấu bà cụ việc con trai mất tích, nhưng đến khi thi thể anh Bình cùng 12 người khác được đưa về thì không thể không cho bà nhìn mặt con trai lần cuối. Người ta nói, theo thời gian thì nỗi đau nào cũng nguôi ngoai, trừ nỗi đau của những người mẹ mất con. Những đứa con là thân thể, là hơi thở, là máu và là những giọt lệ không thể nào tách rời trong suốt cuộc đời người làm mẹ.

Một chiến sĩ công binh vốc từng vốc bùn để không làm ảnh hưởng đến thi thể các nạn nhân
Một chiến sĩ công binh vốc từng vốc bùn để không làm ảnh hưởng đến thi thể các nạn nhân

Hàng nghìn người với rất nhiều phương tiện đã tìm cách tiếp cận các khu vực sạt lở, mất người ở khu vực Rào Trăng 3. Họ gánh trên vai niềm hi vọng, chờ đợi của cả triệu người. Cho đến nay, cả tuần lễ trôi qua, vẫn còn những người chưa tìm thấy dưới bùn đất. Trong lúc cháy nhà việc đầu tiên là lo dập lửa chứ không phải lo tìm nguyên nhân vì sao nó cháy. Nhưng rồi khi đã yên ắng, chắc chắn không thể bỏ qua việc xem xét nguyên nhân vì sao. “Thiên tai” tức là tai hoạ do ông trời mang lại. Nhưng không phải chỉ đơn thuần do cái “tính khí” thất thường của “ông ấy”. Ai cũng biết trải qua khoảng 5 tỉ năm tuổi của hệ mặt trời, thiên nhiên luôn có vô vàn những va chạm, vỡ nát, hình thành rồi biến mất, biến mất rồi lại hình thành. Không có một hành tinh nào yên bình tuyệt đối, ổn định tuyệt đối. Trong số đó, trái đất vẫn luôn là hành tinh lý tưởng duy nhất để sự sống tồn tại. Ngay cả lý tưởng nhất thì nó cũng phải chịu động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt… diễn ra như “cơm bữa” trên khắp bề mặt lục địa. Hầu như thập kỉ nào cũng có những vụ thiên tai lớn đến mức kinh hoàng, lấy đi sinh mạng của hàng nghìn người có khi chỉ trong vài phút đồng hồ. Không một quốc gia nào có thể nói rằng mình có khả năng chống lại thiên tai cho dù giàu có hùng mạnh đến đâu. Chống lại ông trời là việc bất khả.

Nói thế để thấy rằng thiên tai sẽ không chỉ đến trong hôm nay, ngày mai, mà nó sẽ còn đến nữa, nhiều hơn nữa và ghê gớm hơn nữa trong tương lai. Nhất là khi, theo các nhà khoa học thì mặt trời đã bắt đầu bước những bước đầu tiên sang bên kia con dốc của cuộc đời nó. Tuổi thọ của mặt trời được cho rằng “chỉ có” 10 tỉ năm, và nó đã đi được một nửa chặng đường.

Nhưng nói thế cũng không có nghĩa rằng chỉ cần “đổ” cho ông trời là “xong chuyện”. Tại sao chúng ta lại để mất đi những khu rừng nguyên sinh đầy cây cổ thụ? Rừng là lá phổi, là tấm áo giáp để bảo vệ mặt đất, rừng giữ đất và giữ nước. Đến học sinh tiểu học cũng được dạy về điều đó. Vậy tại sao mỗi năm rừng vẫn mất đi? Không phải chỉ lâm tặc khai thác trộm, mà ngay trong quy hoạch sử dụng rừng, bảo vệ rừng cũng có nhiều “vấn đề”.

Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Và theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Có nghĩa là, thực tế, chính chúng ta đã tự xé rách tấm áo giáp bảo vệ đất đai, sông suối, ruộng vườn, nhà cửa, sinh mạng con người.

Còn trên thế giới, Tổ chức giám sát rừng thế giới và Đại học Maryland đã dùng dữ liệu từ vệ tinh để theo dõi mức độ phá rừng trên trái đất, do hoạt động của con người hoặc thiên tai như cháy rừng. Và kết quả cho thấy trong năm 2017, hơn 15,8 triệu hécta rừng nhiệt đới bị đốn hạ, tương đương với diện tích đất nước Bangladesh. Điều này đồng nghĩa mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá.

Trong cuốn sách “Sapiens - Lược sử loài người”, tác giả Yuval Noah Harari đã cho rằng: Trong lịch sử khoảng 4 tỉ năm của trái đất, thì khi con người tinh khôn (Homo Sapiens) đi đến châu lục nào thì sẽ gây ra những làn sóng tuyệt chủng ở đấy. Hàng trăm loài thú lớn trên 50kg đã biến mất hoàn toàn, không còn bóng dáng chỉ trong vài nghìn năm cho dù chúng đã từng tồn tại hàng vài chục triệu năm trước khi phải đối diện với Homo Sapiens. Cũng chính Homo Sapiens - tổ tiên của chúng ta - đã gây ra những vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử không phải do thiên tai, chỉ vì nạn đốt rừng làm nương rẫy.

Chúng ta đang tự hào vì ngày càng bước những bước nhảy vọt lên những đỉnh cao “ngất ngưởng” của khoa học công nghệ; càng ngày sức người càng được thay thế bằng thiết bị máy móc; càng ngày càng “giỏi giang” chinh phục thiên nhiên, mà quên mất rằng, mỗi ngày chúng ta cũng tàn phá thiên nhiên nhiều hơn.

Bảo vệ rừng, bảo vệ vỏ trái đất không phải là việc của “thế giới” hay của “nhân loại” mà là việc của chính mỗi công dân nhỏ bé trên đất nước đã và đang trải qua vô vàn gian khó này.

Liệu rằng nỗi đau của những mọi bà mẹ trước sự mất mát vừa qua có đủ để lay động cảm xúc của tất cả chúng ta trước trách nhiệm bảo vệ màu xanh trên dải chữ S này? Thật khó có thể kìm lòng trước những câu thơ ứa máu:

“Mạ yêu ơi, từ nay trở về sau

Lá cờ đỏ phủ trên lồng ngực đỏ

Con trai Mạ chẳng hoá thành bất tử

Chỉ Tổ Quốc thiêng liêng... bất tử mãi trong con...!”

Lá cờ đỏ đã phủ lên lồng ngực đỏ, nơi trái tim những người con đã ngừng đập trong mưa bão. Nỗi đau xót đến quặn thắt này sẽ không dừng lại nếu như mỗi chúng ta còn chưa thực sự thức tỉnh.

Đọc thêm

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới BHXH & Đời sống

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh có thay đổi.
Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 4/7, tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn và khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Xem thêm