Tag

Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em

Nhịp sống trẻ 14/10/2020 15:08
aa
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đặc biệt, thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu... đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em.
Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em
Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em
An toàn cho trẻ em gái - phòng tránh quấy rối, xâm hại trẻ em Điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái Tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái Cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ vượt khó” về trẻ em khuyết tật “Tôi chọn hành tinh xanh” - tiếng nói của trẻ em Việt Nam về môi trường

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4/2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội), tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.

Rất nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong quá trình nuôi dạy con đã lựa chọn cách “yêu cho roi cho vọt”, “vì yêu con, vì giáo dục con” với mong muốn con mình “nên người”. Rất nhiều người đã tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt.

Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hình phạt như vậy gây ra nhiều tổn thương đôi khi rất lâu dài cho trẻ và không giúp đạt được hiệu quả giáo dục như cha mẹ và thầy cô mong muốn.

Các thiếu nhi cùng chơi ném bay hành vi xấu
Các thiếu nhi cùng chơi ném bay hành vi xấu (Ảnh minh họa)

Các hình thức trừng phạt bằng đánh, mắng có thể mang lại kết quả tức thời nhưng không dạy được trẻ bài học về việc phân biệt đúng sai. Ngược lại, nó có thể khiến trẻ tin rằng bạo lực là cách thức để giải quyết vấn đề, khiến người khác làm theo ý mình và tệ hơn nữa, có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lên.

Vì vậy, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cũng cần học các phương thức giáo dục tích cực, nuôi con trẻ bằng sự yêu thương và đồng hành.

“Lan tỏa yêu thương” là chiến dịch hằng năm của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững được thực hiện từ năm 2017. Năm 2020 chiến dịch được phát động từ ngày 9/10 - 10/11 với chủ đề “Giáo dục bằng yêu thương” tập trung nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng để loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; Tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; Thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Các hoạt động chính của chiến dịch bao gồm: Tập huấn, đối thoại chính sách, sự kiện truyền thông ngoài trời, truyền thông trên mạng xã hội, dán poster tại các địa điểm công cộng... “Lan tỏa yêu thương” là chiến dịch nằm trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực các tổ chức xã hội trong quản trị quyền trẻ em" do tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (Save the Children International) tài trợ.

Các bạn nhỏ rất thích thú với việc vẽ những chiếc áo cho riêng mình
Các bạn nhỏ thích thú vẽ và sáng tạo (Ảnh minh họa)

Chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” nhằm lan tỏa các thông điệp: Cha mẹ cần dành thời gian cho con, lắng nghe và thấu hiểu con; Cha mẹ, thầy cô giáo cần thực hành phương pháp giáo dục tích cực hàng ngày để vun đắp tình cảm gia đình, thầy trò và giúp trẻ phát triển toàn diện, tích cực; Cha mẹ, thầy cô giáo cần tăng cường khích lệ, động viên, nhìn vào quá trình tiến bộ của trẻ; Cha mẹ, thầy cô giáo cần chấm dứt việc so sánh, không phân biệt đối xử với trẻ; Trẻ cần chia sẻ cởi mở với thầy cô, bố mẹ những khó khăn và mong muốn của bản thân, lên tiếng khi bị bạo lực, xâm hại.

Trong giai đoạn từ ngày 9/10 - 10/11, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thuộc mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em Việt Nam sẽ tổ chức chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Xem thêm