Lạng Sơn: Bảo tồn, phát triển giá trị cây Đào
Hoa đào Xứ Lạng
Bài liên quan
Lạng Sơn: Sắp đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công vào hoạt động
Quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn) bắt đầu vào vụ
Thung lũng hoa Bắc Sơn (Lạng Sơn) thu hút hơn 10.000 lượt du khách
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, mang đặc trưng của khí hậu Á nhiệt đới, thời tiết quanh năm mát mẻ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển của cây Đào, tạo sự đa dạng, phong phú và độc đáo với nhiều giống đào bản địa đẹp và quý như: Đào bích, đào phai, đào bạch, đào chuông, đào Mẫu Sơn... Ngoài ra, hiện nay người dân trên địa bàn còn trồng một số giống Đào khác như: Đào Thất Thốn, đào lai ghép, đào rừng cổ thụ...
hoa Đào Xứ Lạng mang vẻ đẹp riêng có |
Đào Lạng Sơn được trồng và phân bố ở hầu hết huyện, thành phố. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh có khoảng 98ha Đào với hơn 150.000 cây, trong đó Đào bích có số lượng nhiều nhất (trên 55ha với trên 102.000 cây).
Nhiều năm qua, cây Đào ở Lạng Sơn mang lại nhiều giá trị. Trong đó, Đào để làm cảnh ngày Tết, Đào tạo giá trị cảnh quan du lịch, Đào ăn quả... Ngoài ra, sản phẩm từ Đào còn để làm dược liệu, đồ lưu niệm...
Mặc dù có nhiều giá trị như vậy, nhưng phong trào trồng Đào vẫn còn ở mức tự phát, chưa được quan tâm, đầu tư với tư duy sản xuất hàng hóa, chưa có kế hoạch cụ thể để định hướng, bảo tồn, phát huy giá trị cây đào.
hoa Đào bích Xứ Lạng |
Do đó, việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển cây Đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng (theo Quyết định số 2167/QĐ-UBND, ngày 31/10/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn) để phát triển các giá trị cây Đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ; kêu gọi đầu tư và thu hút khách thập phương đến với Lạng Sơn giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.