Lạng Sơn: Người dân thôn An Tri vẫn sống trong lo sợ vì máu nhiễm chì
Bài liên quan
Lạng Sơn: Thanh tra toàn diện doanh nghiệp sản xuất da Nguyên Hồng bức tử môi trường nghiêm trọng
Lạng Sơn: Bắt hai mẹ con trong đường dây mua bán, vận chuyển ma túy
Lạng Sơn: Sở Nội vụ “lỡ hẹn” vụ thí sinh “tố” thiếu minh bạch trong tuyển dụng viên chức tại Sở Y tế
Triệt phá đường dây buôn bán hàng trăm bánh heroin ở Lạng Sơn
Để có thông tin cụ thể, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã về địa phương để tìm gặp những người dân đang được điều trị giải độc chì để tìm hiểu xem công ty này đang giải độc chì cho người dân bằng phương pháp gì.
Trao đổi với PV, chị Hà Thị Vân sống cạnh nhà máy lo lắng cho biết. Gia đình có hai người con là Vi Ngọc Hảo, (8 tuổi) và Vi Hà Thiện Nhân (4 tuổi) đều bị máu nhiễm chì. Nghiêm trọng hơn, bé Vi Hà Thiện Nhân bị ngộ độc chì và phải xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị từ năm 2017 cho đến nay. Chị Vân cho biết, hiện nay hai người con của chị đang được giải chì trong máu bằng cách uống thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sực khỏe PECTIN COMPLEX.
Chị Tâm vô cùng lo lắng về sức khỏe của hai đứa con bị nhiễm chì trong máu |
Chẳng biết uống hai loại thuốc được phát như vậy thì lượng chì trong máu có giảm hay không, nhưng nhìn hai đứa nhỏ từ lúc uống cho đến nay da vẫn xanh xao, gầy nhẳng, cổ họng thì hay rát và rất biếng ăn. Đáng nói hơn, hiện nay kết quả sau khi được giải độc chì trong máu của hai cháu gia đình cùng không hết được biết mặc dù đã lên bệnh viện khám lại vài lần nhưng không được nhận kết quả - chị Vân cho biết.
Tương tự, gia đình nhà chị Hoàng Thị Tâm sống gần nhà máy cũng có 2 con nhỏ bị nhiễm chì trong máu và cũng đang được điều trị bằng phương pháp uống thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX.
Không giấu được những lo lắng, bất an về sức khỏe của hai đứa con, chị Tâm buồn bã cho biết. Chẳng biết hai loại thuốc do công ty đưa có hiểu quả không nhưng sức khỏe của hai đứa con nhà chị vẫn không thấy tiến triển gì, vẫn bị ho và kêu rát cổ và rất biếng ăn nên nhìn da lúc nào cũng xanh xao.
Theo tìm hiểu của PV, thì từ trẻ nhỏ đến người già tại thôn An Tri đa số đều bị nhiễm chì trong máu, tùy theo sức đề kháng và thể trạng sức khỏe mà mức độ bị nhiễm cao hay thấp. Qua tìm hiểu, trong quá trình hoạt động, Công ty Bắc Bộ đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hậu quả khiến cho 112 người dân sống xung quanh công ty và 134 công nhân đang làm việc cho Công ty Bắc Bộ bị nhiễm độc chì trong máu, hơn 20 người phải đi thải độc chì và 56 người có kết quả xét nghiệm nước tiểu mạn tính.
Trao đổi với PV, ông Vi Văn Coòng – trưởng thôn An Tri cho biết, sau khi có kết luận của cơ quan chức năng về việc người dân bị nhiễm chì trong máu từ nhà máy sản xuất chì của công ty kim loại mầu Bắc Bộ thì công ty tiến hành giải độc chì bằng phương pháp uống thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX.
Những người dân được giải chì bằng thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX. |
Bản thân tôi cũng bị nhiễm độc chì và cũng đang uống hai loại thuốc đó những cũng chẳng biết lượng chì trong máu có giảm hay không vì đến nay vẫn chưa có kết quả - ông Còng nói thêm.
Theo tìm hiểu của PV, thuốc bổ gan BOGANIC có tác dụng giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, mát gan. Thuốc bổ gan Boganic tốt cho những người hay phải uống bia, rượu; người trung và cao tuổi bị suy giảm chức năng gan, táo bón; người bị mụn nhọt, dị ứng. Còn thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX theo như công bố tac dụng của nhà sản xuất thì làm sạch cơ thể hiểu quả khỏi các chất độc, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hạt nhân phóng xạ và các chất hóa học bền vững khác.
Trước đó, như báo chí đã phản ánh, nhiều người dân sinh sống tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cũng như của các công nhân đang làm việc tại nhà máy chế biến, sản xuất chì thỏi của Công ty CP kim loại màu Bắc Bộ bị nhiễm chì trong máu rất cao, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Người dân cho biết, ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy nghiêm trọng đến mức hoa màu không ra hoa, kết trái được. Lúa gạo phải đi mua ngoài, không thể trồng cấy được. Không những thế, trâu bò cũng bị chết vì nguồn thức ăn tự nhiên bị ô nhiễm và không còn nuôi được tại mảnh đất này.
Một công nhân đã từng làm việc nhiều năm tại nhà máy sản xuất chì cho biết, anh phát hiện nhiễm chì trong máu lên đến trên 70µg/dl khi xét nghiệm tại bệnh viện Bạch Mai và anh cũng nhận kết quả của viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường Bộ Y tế là 18µg/dl. Trong khi tiêu chuẩn cho phép là <10µg/dl. Không chỉ công nhân này mà còn khá nhiều công nhân cũng tỏ ra lo lắng cho sức khỏe bởi có rất nhiều người làm việc trong nhà máy sản xuất chì thỏi cũng lo lắng cho sức khỏe bởi máu nhiễm chì trong cơ thể vượt quá chỉ tiêu cho phép rất lớn. Trước đó, vào giữa tháng 3/2017, người dân mời khoa sinh hóa – Viện 69, thuộc Bộ tư lệnh Bảo vệ lăng về lấy mẫu, kiểm tra độ nhiễm chì trong máu cho gần 200 người dân (từ trẻ em 3 tuổi đến cụ già 80 tuổi) tại thôn An Tri. Kết quả kiểm tra có chữ ký, dấu xác nhận của Viện trưởng Viện 69, Đại tá TS. Nguyễn Văn Vận; Chủ nhiệm khoa, TS Nguyễn Quốc Chiến và KS phân tích Đỗ Tuấn Mến ký xác nhận cho thấy độ chì trong máu vượt trên 10µg/dl chiếm đa số. Với kết quả vượt mức cho phép trên nhiều lần, người dân tá hỏa làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vào cuộc để làm rõ vấn đề này.
Sau khi kiểm tra, hàng loạt các sai phạm của doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng nêu ra, cụ thể: Đối với nhà máy chế biến chì thỏi, công suất 10.000 tấn/năm. Trong công đoạn thêu kết, Công ty đã cải tạo lò từ 6 lò tròn sang 14 lò giường so với ĐTM đã phê duyệt, nhưng công suất không thay đổi.
Trong công đoạn luyện chì, xử lý khí thải phát sinh chủ yếu là bụi Pb và khí SO2. Tuy nhiên, Công ty đã không lắp đặt tháp hấp thụ xử lý khí SO2 mà chỉ xử lý bụi bằng hệ thống lọc bụi túi. Chất rắn xỉ, Công ty đã tự ý để ngoài trời, trong khuôn viên nhà máy mà không lưu giữ trong kho. Công ty không xây dựng bể xử lý nước thải tập trung như báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Ở công đoạn nấu chì, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ không đầu tư thiết bị lọc bụi túi, thiết bị hấp thụ khí HF theo báo cáo ĐTM được phê duyệt. Ở công đoạn điện phân chì, công ty không đầu tư máy ép bùn, bể xử lý nước thải tập trung theo báo cáo ĐTM phê duyệt. Còn ở công đoạn thu hồi bạc, Công ty đã tự ý bổ sung đầu tư, xây dựng thêm 2 hệ thống xử lý khí thải là hệ thống lọc bụi túi và thiết bị hấp thụ xử lý khí SO2.
Một góc bên trong công ty kim loại mầu Bắc Bộ. |
Đối với kết quả phân tích môi trường nước quanh khu vực nhà máy (5 mẫu nước mặt, 3 mẫu nước ngầm) đa số nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên, có thông số Phosphat, Florua và Coliform vượt quá từ 3 đến 8 lần. Riêng thông số chì với với 3 mẫu nước ngầm, có tới 2 mẫu vượt chỉ tiêu. Với mẫu nước tại hồ chứa nước mưa chảy tràn trong nhà máy, các thông số vượt từ 1,4533 đến 1711,8 lần so với Quy chuẩn quốc gia về nước mặt. Về mẫu nước do công ty thải ra ngoài môi trường (thôn An Tri gần đó) vượt quy chuẩn nước thải công nghiệp 3.23 đến 42.130 lần có PH=1,8. Trong đó, thông số chì vượt 14,99 lần. Phân tích 9 mẫu khí bên ngoài nhà máy thì thông số chì vượt 8,417 lần so với quy chuẩn quốc gia về không khí xung quanh. Còn kết quả 16 mẫu khí bên trong nhà máy (lò thêu kết 1 và 2; lò luyện chì; lò đốt bùn cực dương và môi trường lao động tại khu xử lý khí thải lò thêu kết; nhà công nhân; khu lò đốt cực dương) thì kết quả phân tích tại lò thêu kết 01 có thông số bụi vượt nồng độ tối đa cho phép 1,0937 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp với bụi và các chất vô cơ.
Có thế thấy, chưa biết tác dụng của hai loại thuốc mà người dân nơi đây đang uống để giải lượng chì trong máu có hiệu quả hay không, Nhưng một thực tế rõ ràng là hiện nay, tình hình sức khỏe cũng nhưng cơ thể của những người đang được giải chì vẫn như vậy so với trước khi chưa uống. Đặc biệt là kết quả khám, xét nghiệm thì hiện nay hầu hết người dân đều không ai được biết là như thế nào(?!).
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.