Lập rào, ngăn người dân vái lạy tại bia Hạ Mã ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Phát huy giá trị di sản Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Việc lập hàng rào chắn trước bia, dán những bảng thông báo tuyên truyền để người dân hiểu về nguồn gốc của tấm bia.
Cụ thể: Hạ Mã - có nghĩa là xuống ngựa. Bia do Thượng thư Bộ công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771. Bia được đặt trong nhà che bia, bên dưới là bệ, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông vắn rất hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh.
Bia Hạ Mã được lập hàng rào, dán thông báo để người dân hiểu rõ giá trị, ý nghĩa của tấm bia, tránh làm lễ không đúng |
Xưa kia, bia Hạ Mã cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu. Bia Hạ Mã được dựng lên để nhắc nhở những người đi qua đây, dù là bậc công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểu thị lòng tôn kính với các bậc Tiên thánh, Tiên hiền.
“Bia Hạ Mã không phải là không gian thờ tự, thờ cúng, thắp hương. Các tấm bia này là một trong những hạng mục của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần được gìn giữ, bảo vệ”, Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đăng thông tin lý giải.
Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp với công an phường thường xuyên túc trực, nhắc nhở những người đi lễ không đặt lễ tại vị trí 2 tấm bia trên.
Trước đó, rất đông sĩ tử và người nhà sĩ tử tập trung đặt đồ lễ ở 2 tấm bia Hạ mã nằm ở bên đường phía trước cổng vào di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngoài việc tập trung đông người ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, bày đặt đồ lễ mất mỹ quan, tràn xuống lòng đường gây ách tắc giao thông thì hành động vái lạy trước bia Hạ Mã là người đi lễ đã hiểu sai về giá trị của các nghi lễ và nơi hành lễ.
Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi lần thứ 15 - năm 2020” |
Triển lãm và liên hoan thư pháp “Thăng Long - Hà Nội” |
Sĩ tử tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may |