Tag

Lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi cần công khai, minh bạch, tránh hình thức

Tin tức 13/12/2022 18:37
aa
TTTĐ - Chiều 13/12, tiếp tục chương trình phiên họp thứ mười tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Trình Quốc hội dự án Luật Đất đai sửa đổi vào tháng 10/2022 Sẽ tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án luật Luật Đất đai sửa đổi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở một số vấn đề.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở một số vấn đề

Lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến 15/3/2023

Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành luật.

Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; Các cơ quan nhà nước ở địa phương: HĐND, UBND, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác; Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội.

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; Điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật...

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 3/1 đến hết ngày 28/2/2023. Chính phủ xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Không thể chỉ có một kênh tổng hợp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ông còn rất băn khoăn, bởi nội hàm của Nhân dân chưa rõ, phải cụ thể hoá đối tượng lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu chỉ đăng tải nội dung lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử thì có thể đọc qua thấy êm không vấn đề gì cả, nhưng khi luật ban hành rồi mới thấy "hoá ra là thế này, thế kia".

"Có những vấn đề mình toàn chuyên gia còn chả hiểu thì làm sao mà dân hiểu được, nên chăng 63 tỉnh, thành có hình thức như báo cáo viên nêu vấn đề là hiện đang có vướng mắc thế này, đã bàn sửa thế nào, sửa như thế thì tác động ra sao" - Chủ tịch Quốc hội gợi mở.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất để có cách thức xin ý kiến cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, quá trình lấy ý kiến Nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, để tránh câu chuyện có thể có những ý kiến rất xác đáng, sắc sảo, cần thiết nhưng không phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước nên không được tổng hợp, thì kết quả lấy ý kiến đề nghị gửi cả về Quốc hội song song với gửi về Chính phủ và cần được tổng hợp đầy đủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, sau khi xin ý kiến thì việc tổng hợp cần phải có rất nhiều kênh, để bảo đảm việc lấy ý kiến trung thực, khách quan, không thể chỉ có một kênh tổng hợp. Điều này theo ông Huy là để tránh việc cơ quan xin ý kiến chỉ tổng hợp những gì thuận lợi cho mình, dẫn đến kết quả lệch lạc.

"Trong quá trình chúng tôi xin ý kiến, các chuyên gia rất không bằng lòng vì không có cơ chế phản hồi, không minh bạch. Tôi góp ý cho anh bao nhiêu nhưng sau đó anh không có phản hồi gì, cái này tiếp thu hay không tiếp thu, không tiếp thu thì lý do vì sao. Tất nhiên mình không thể trả lời cả nhưng phải có cơ chế nào đó để yêu cầu phản hồi.

Đây là việc mình tôn trọng, khuyến khích và không phải riêng luật này mà các luật khác về sau. Luật sau lấy ý kiến, cử tri, Nhân dân bảo lần trước góp ý chẳng có phản hồi gì nên lần này không góp ý nữa", ông Huy nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Về đối tượng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng có thể phân theo hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, mỗi nhóm như vậy thì xác định vấn đề trọng tâm cần xin ý kiến.

Về thời gian lấy ý kiến, cả Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng... đều cho rằng cần kéo dài từ 3/1/2023 đến 15/3/2023.

Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết nhất trí thông qua các nội dung cơ bản của Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lấy ý kiến Nhân dân về toàn bộ dự thảo luật và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân được dư luận xã hội quan tâm. Đề nghị Chính phủ rà soát các vấn đề trọng tâm lấy ý kiến nhân dân để tập trung vào những nội dung cần thiết, phù hợp.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm