Lên tiếng chấm dứt bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn
Các em học sinh được tiếp cận, hỗ trợ về tâm lý từ Phòng tham vấn học đường
Bài liên quan
Trao quà tới học sinh nghèo khó huyện Tương Dương trước thềm năm học mới
Siết công tác thanh - kiểm tra, ngăn ngừa “lạm thu”
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tới thăm, động viên thầy trò vùng lũ Quan Sơn
Bảo đảm các điều kiện để trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày
Giúp trẻ tự tin vượt qua chính mình, ở dự án này, GNI triển khai xây dựng 2 phòng tham vấn học đường tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ và trường THCS – THPT Ban Mai.
Bạo lực học đường (BLHĐ) là một hiện tượng xã hội được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ GD - ĐT tạo năm 2015, có 1.600 vụ BLHĐ trên cả nước, trung bình 5 vụ mỗi ngày và đây trở thành vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2010 – 2018, cả nước có 7.735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Còn theo chia sẻ của Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường trong tọa đàm “Ngăn ngừa bạo lực học đường – Để trẻ em không đơn độc (ngày 8/4/2019), theo thống kê của ngành công an, chỉ trong quý I/2019, trên toàn quốc có 310 vụ BLHĐ, chủ yếu ở lứa tuổi THCS và THPT. Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với học sinh xảy ra ở khắp các tỉnh thành.
Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam An Jong Sic cho rằng: Trong xã hội hiện nay, nổi cộm lên vấn đề bạo lực học đường. Dù đã có rất nhiều trường và cơ quan quan tâm can thiệp nhưng các vụ bạo lực học đường vẫn đang gia tăng và các nạn nhân bạo lực học đường vẫn phải chịu nỗi đau về thể xác và tinh thần. Trường học phải là nơi an toàn để các em học tập và trưởng thành. Để làm được điều đó, thì cả cộng đồng phải chung tay cùng “Phòng ngừa bạo lực học đường và xây dựng môi trường an toàn cho trẻ”.
Để cùng chung tay xây dựng môi trường an toàn cho trẻ, GNI khởi động dự án thí điểm "Phòng ngừa bạo lực học đường - xây dựng môi trường an toàn cho trẻ".
Dự án được triển khai từ tháng 2-12/2019, dành cho 10 nghìn học sinh THCS tại Hà Nội, thuộc các trường: Hệ thống Vinschool, Trường Marie Cuire, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Trường Newton Grammar, Trường THCS Mỹ Đình 1, Trường Everest, Trường THCS Mỹ Đình 2, Trường Đoàn Thị Điểm GreenField Ecopark, Trường Ban Mai Hà Nội. Dự án tập trung vào đối tượng học sinh tại thành phố Hà Nội với mục tiêu hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực, thông qua nâng cao hiểu biết và năng lực của giáo viên, phụ huynh và chính bản thân học sinh.
Các hoạt động chính của Dự án: Khảo sát nhận thức về BLHĐ của học sinh; cuộc thi viết kịch bản về BLHĐ và biết cách ứng phó với BLHĐ, diễn kịch tại 12 trường THCS; cuộc thi "Chúng em với phòng, chống BLHĐ"; hòm thư "Lan tỏa yêu thương - Chung tay phòng, chống BLHĐ"; sự kiện truyền thông về BLHĐ.
Các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho nhóm giáo viên nòng cốt tại trường học giúp xây dựng các chuyên đề sinh hoạt liên quan, chủ động trong định hướng nhận thức, hành vi, thái độ cho học sinh, cán bộ trong nhà trường.
Chia sẻ tại chương trình, Điều phối viên dự án của GNI cho biết, Phòng tham vấn học đường sẽ là “ngôi nhà chung” để cung cấp cho các em học sinh kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng sống qua đó tiếp cận và hỗ trợ học sinh sử dụng dịch vụ tham vấn, hỗ trợ về tâm lý.
Tổ chức GNI cũng hỗ trợ các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu dành cho giáo viên tại trường dự án, thực hiện các chương trình truyền thông, tọa đàm về vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, đồng hành cùng phụ huynh và học sinh. Đặc biệt, GNI sẽ thực hiện 10 số tham vấn trực tuyến bởi các chuyên gia hàng đầu trên kênh VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam với các chủ đề xoay quanh trường học. Năm 2020, sau khi đánh giá hiệu quả dự án, GNI sẽ tổ chức “Hội thảo giới thiệu mô hình phòng tham vấn trong ứng phó với BLHĐ và bạo lực giới”.