Tag

Linh thiêng đền thờ Bát Nàn tướng quân

Văn hóa 13/06/2022 15:47
aa
TTTĐ - Đền Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình) thờ Bát Nàn công chúa - một vị tướng quân hiển hách dưới thời Hai Bà Trưng. Tục truyền, Bát Nàn công chúa hiển thánh cứu nhân độ thế, vì vậy, đền Tiên La cũng là một trong những địa điểm thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nữ VĐV đoạt "vàng" SEA Games 31 báo công tại đền Hai Bà Trưng

Ngôi đền thiêng ghi dấu chiến công Bát Nàn công chúa

Nằm gần bờ sông Tiên Hưng (Hưng Hà, Thái Bình), đền Tiên La là một thắng cảnh nổi tiếng cả về mặt lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng. Có lịch sử khoảng 2.000 năm, đền Tiên La hiển hiện một không gian văn hóa thờ Phật và thờ Mẫu, thờ danh nhân đất Việt độc nhất vô nhị với những nghi thức tôn giáo, tâm linh Việt cổ.

Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986.
Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986

Đồng thời, người dân địa phương luôn tự hào khi đã bảo tồn được nét đẹp văn hóa truyền thống ở các lễ hội, đặc biệt nhất là di sản văn hóa phi vật thể ở Lễ hội đền Tiên La thuộc xã Tân Tiến và xã Đoan Hùng.

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể rằng: "Theo thần tích thì bà chúa được thờ ở đền Tiên La tên là Vũ Thị Thục, sống vào thời thuộc Hán ở trang Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ), đã đính hôn với con trai huyện trưởng Chu Diên (huyện, quận Chu Diên thời thuộc Hán nay thuộc đất Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên và một số vùng phụ cận). Thấy nàng nhan sắc, sau khi ép nàng làm vợ nhưng bị cự tuyệt, Tô Ðịnh đã nổi giận tàn sát bố mẹ nàng và triệt hạ trang Phượng Lâu.

đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần – Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục. Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.
Đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần - Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục - một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc. Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán

Thục nương được gia nhân che chở, xuống thuyền xuôi dòng sông Hồng rồi dừng ở vùng đất này khởi binh chống Hán trả thù nhà đền nợ nước. Khi đã thu phục hiền tài, xây dựng vùng Tiên La thành cứ hiểm, bà Vũ Thị Thục đã đưa cả lực lượng tham gia chiến đấu dưới cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, được phong là Ðông Nhung đại tướng quân, lập được nhiều võ công diệt giặc Hán. Cuối cùng, vì thế giặc mạnh, bà đã tự sát tại gò Kim Quy. Chính tại nơi bà tuẫn tiết, Nhân dân đã dựng đền Tiên La để muôn đời tưởng niệm".

Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Đền tọa lạc trên diện tích 6.000m2 tại gò Kim Quy, có kiến trúc cổ “Tiền nhất - Hậu đình”; Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm như gợi nhớ về thuở oai hùng nghìn năm trước.

Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng tam quan có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm
Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng tam quan có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm

Đền Tiên La bao gồm các công trình chính như: Tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum xuê, xanh tốt cùng nhiều công trình với lối kiến trúc đẹp, chạm trổ công phu và các họa tiết sinh động như: “Long - lân - quy - phượng” đan xen với “Tùng - trúc - cúc - mai”.

Tại đây còn lưu những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn Thục Nương. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền.

Ngoài ra, tại đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế quý giá có giá trị thẩm mỹ cao, có niên đại từ thời Lê. Các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.

Truyền thuyết về Mẫu Tiên La

Nghi thức thờ Mẫu tại Thái Bình đặc biệt phong phú. Qua danh mục thần tích, thần sắc và khảo sát từ thực tế có thể biết được, ở các làng quê trong tỉnh Thái Bình có tới hàng trăm vị thánh Mẫu có lai lịch khác nhau. Có vị là thiên thần, có vị là nhân thần; Có vị được thờ ở nhiều làng quê trong cả nước nhưng cũng có khá nhiều vị chỉ được một làng hoặc một vài làng thờ phụng; Cũng có vị được phong làm thành hoàng, được thờ tại đình làng nhưng cũng có vị được thờ làm phúc thần, có đền, miếu, am, phủ, điện thờ theo điển lệ tế tự riêng hoặc được phối thờ tại các thiết chế tín ngưỡng chung của làng.

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể về thần tích của Bát Nàn công chúa
Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể về thần tích của Bát Nàn công chúa

Xét theo thần tích thì lai lịch của các vị Thánh Mẫu là nhân thần được thờ ở các làng xã trong tỉnh phong phú. Một số làng thờ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, có khá nhiều làng thờ Thánh Mẫu công chúa của các đời vua Hùng; Một số làng thờ các nữ tướng thời Hai Bà Trưng, còn lại khá nhiều làng thờ các vị hoàng hậu, công chúa từ thời Lý, Trần (nhiều hơn cả là các công chúa thời Trần). Một số làng nghề thờ nữ thần là tổ nghề như tổ nghề gai vó, tổ nghề đan giành, tổ nghề bèo dâu...

Trong số hơn 200 nơi thờ Mẫu ở Thái Bình, đền Tiên La là một trong những tâm điểm của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của tỉnh. Khác với đa số những nơi thờ tự khác chủ yếu thờ Mẫu Thượng Thiên - Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần - Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục - một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc. Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.

Ngoài thờ Mẫu chính là Mẫu Bát Nàn tướng quân, đền Tiên La còn thờ các Mẫu trong Tứ phủ - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Mẫu cai quản miền trời, áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu cai quản miền đất, áo vàng), Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên (mẫu cai quản miền nước, áo trắng), Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu cai quản miền rừng núi, áo xanh), Hội đồng Thánh Cậu (Cậu Bảy Tiên La), Hội đồng Thánh Cô (Cô Bảy Tiên La).

Lễ hội đền Tiên La được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
Lễ hội đền Tiên La được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) cho biết: "Hằng năm, Ban Quản lý đền Tiên La thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn theo Âm lịch nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách như: Ngày 1 - 4 tháng Giêng tổ chức lễ Thượng Nguyên; Ngày 10/3 tổ chức lễ cáo yết khai hội, rước nước; Ngày 1 - 17/3 tổ chức lễ hội đền Tiên La (chính hội ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân, ngày 17/3 năm Quý Mão); Ngày 15/8 tổ chức đại lễ sinh nhật; Ngày 10/11 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bát Nạn tướng quân dấy binh khởi nghĩa.

Trong đó, lễ hội đền Tiên La được tổ chức theo quy mô lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: Rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo".

Trải qua 2.000 năm lịch sử, thời gian không làm mờ tín ngưỡng của người dân đối với Mẫu Tiên La, ngược lại, chiến công và sự anh linh của bà vẫn được ca tụng và thờ phụng. Đồng thời, ngôi đền cổ kính bên bờ sông Tiên Hưng càng ngày càng uy nghi, linh thiêng, tươi đẹp.

Lưu Thủy

Đọc thêm

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Xem thêm