Tag

Lồng bè trái phép, rác thải bủa vây vịnh Mân Quang Đà Nẵng

Bạn đọc 16/08/2019 16:43
aa
TTTĐ - Mặc dù tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép của người dân tồn tại hơn 20 năm nhưng đến nay, chính quyền Đà Nẵng vẫn đang lúng túng xử lý.

Lồng bè trái phép, rác thải bủa vây vịnh Mân Quang Đà Nẵng

Rác thải là túi ni lông bủa vây vịnh Mân Quang từ trên bờ cho đến dưới lòng vịnh
Rác thải là túi ni lông bủa vây vịnh Mân Quang từ trên bờ cho đến dưới lòng vịnh

Nhiều ngày nay, tình trạng rác thải tiếp tục tấp vào bờ ven vịnh Mân Quang, thuộc địa bàn 3 phường Thọ Quang, Mân Thái và Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) khiến chính quyền địa phương phải đau đầu trong việc thu gọn và xử lý môi trường.

Mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp bàn về việc di dời, xử lý tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép tại khu vực vịnh Mân Quang, khu vực nuôi cá lồng bè trên sông Cổ Cò. Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu cơ quan liên quan quyết tâm vào cuộc xử lý, trong đó có việc lập quy hoạch để người dân có một khu vực phù hợp để tiếp tục nuôi trồng thủy sản, cá lồng bè…

Ghi nhận của phóng viên vào chiều 16/8, sau khi đi dọc con đường mòn dẫn vào các khu vực người dân nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là hàu, nghêu, ốc các loại, khung cảnh đập vào mắt chúng tôi là tình trạng nhếch nhát cũng như mùi hôi từ dưới vịnh tỏa lên rất khó chịu.

Tại khu vực ven bờ từ chân cầu Mân Quang dẫn ra cầu cảng gần đồn biên phòng Mân Quang, hàng tấn rác thải, chủ yếu là túi ni lông, thùng xốp, thùng rựa… được các ngư dân sử dụng trước đó bị vứt bỏ la liệt và xếp dày đặc trên bờ. Dưới lòng vịnh, rác thải thì nổi lềnh bềnh do chưa được thu gom.

Anh N.T.T (ngụ phường Mân Quang), hộ dân đang nuôi hàu trên vịnh cho biết, khu vực này được người dân kéo về nuôi cách đây đã gần 20 năm.

“Do ở lại lâu, cũng không hiểu pháp luật nên khi hỏi đến giấy phép gì dân chúng tôi không có và cố bám trụ để mưu sinh với nghề. Nếu thành phố có chủ trương di dời thì nên có chỗ khác thay để để bà con tiếp tục theo nghề nuôi trồng thủy sản. Còn rác thải thì người dân ở đây dọn thường xuyên. Rác tấp vào bờ như nhìn thấy là do các ghe, thuyền ngoài kia xả bậy rồi theo con nước tấp vào thôi”.

Lồng bè thủy sản được trồng dày đặc tại vịnh Mân Quang
Lồng bè thủy sản được trồng dày đặc tại vịnh Mân Quang

Ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang, xác nhận: “Khu vực nuôi trồng thủy sản này không thuộc địa bàn quản lý của phường nhưng lại có một số hộ của phường lên đây nuôi trồng và sinh sống đã nhiều năm. Do khu vực này đã có dự án nên khoảng hơn 10 hộ dân tại đây chỉ đang ở tạm để làm ăn. Còn việc rác thải gây ô nhiễm tại khu vực này đang được Xí nghiệp môi trường và Xí nghiệp sông nước quận Sơn Trà đảm nhiệm thu gom và xử lý”.

Qua trao đổi, ông Đặng Duy Hải, Phó Trưởng Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng cho biết đơn vị đã nắm thông tin và giao cho Thanh tra Chi cục Thủy sản vào cuộc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát, trái phép tại khu vực vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà) kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường.

Trong khi đó, ông Dương Viễn Đông, Trưởng Phòng Thanh tra (Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng) cho biết sau khi UBND TP tổ chức cuộc họp do ông Hồ Kỳ Minh chủ trì về việc xử lý tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát, trái phép ở Mân Quang cũng như nuôi cá lồng bè trên sông Cổ Cồ, UBND TP đã giao cho Chi cục Thủy sản thực hiện việc lập dự án di dời, tìm địa điểm nuôi trồng mới phù hợp để người dân chấp hành theo quy định.

“Do khu vực vịnh Mân Quang đã có quy hoạch dự án nên việc người dân tự phát nuôi trồng thủy sản là không phù hợp. Phía đơn vị đang tìm công ty tư vấn và tìm địa điểm mới để lập dự án. Dự kiến trong tháng 9-2019, đơn vị mới bắt đầu triển khai việc tìm địa điểm phù hợp” – ông Đông cho hay.

Theo ông Đông, sau khi đã có địa điểm nuôi trồng mới, đơn vị sẽ trình UBND TP xem xét. Khi đó, đơn vị sẽ thông báo cho người dân về chủ trương di dời và địa điểm nuôi trồng thủy sản mới. Nếu người dân chấp hành thì tốt, còn nếu không cơ quan liên quan sẽ vào cuộc cưỡng chế theo quy định.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Lồng bè trái phép, rác thải bủa vây vịnh Mân Quang Đà Nẵng
Lồng bè trái phép, rác thải bủa vây vịnh Mân Quang Đà Nẵng
Người dân dùng lưới ngăn rác tấp vào bờ - nơi có khu nuôi hàu
Người dân dùng lưới ngăn rác tấp vào bờ - nơi có khu nuôi hàu
Khu vực nuôi trồng thủy sản đang bỏ giữa chừng bị rác thải, vỏ nghêu, hàu bủa vây
Khu vực nuôi trồng thủy sản đang bỏ giữa chừng bị rác thải, vỏ nghêu, hàu bủa vây
Tình trạng rác thải tiếp tục tấp vào bờ ven vịnh Mân Quang, thuộc địa bàn 3 phường Thọ Quang, Mân Thái và Nạn Hiên Đông (quận Sơn Trà) khiến chính quyền địa phương phải đau đầu
Tình trạng rác thải tiếp tục tấp vào bờ ven vịnh Mân Quang, thuộc địa bàn 3 phường Thọ Quang, Mân Thái và Nạn Hiên Đông (quận Sơn Trà) khiến chính quyền địa phương phải đau đầu
Vỏ các loại thủy sản sau chế biến nằm ngổn ngang trên bờ vịnh Mân Quang
Vỏ các loại thủy sản sau chế biến nằm ngổn ngang trên bờ vịnh Mân Quang
Đủ loại rác thải nhìn phát hoảng ra đến chân cầu Mân Quang
Đủ loại rác thải nhìn phát hoảng ra đến chân cầu Mân Quang
Một nhà chòi của người dân được dựng tạm đã hơn 10 năm - nơi nhìn ra vịnh Mân Quang
Một nhà chòi của người dân được dựng tạm đã hơn 10 năm - nơi nhìn ra vịnh Mân Quang
Trên bờ là rác, ngoài vịnh là lồng bè thủy sản mọc như nấm
Trên bờ là rác, ngoài vịnh là lồng bè thủy sản mọc như nấm
Tại khu vực ven bờ từ chân cầu Mân Quang dẫn ra cầu cảng gần đồn biên phòng Mân Quang, hàng tấn rác thải, chủ yếu là túi ni lông, thùng xốp, thùng rựa… được các ngư dân sử dụng trước đó bị vứt bỏ la liệt và xếp dày đặc trên bờ
Tại khu vực ven bờ từ chân cầu Mân Quang dẫn ra cầu cảng gần đồn biên phòng Mân Quang, hàng tấn rác thải, chủ yếu là túi ni lông, thùng xốp, thùng rựa… được các ngư dân sử dụng trước đó bị vứt bỏ la liệt và xếp dày đặc trên bờ
Vỏ nghêu, sò và ốc được đổ bỏ nằm la liệt
Vỏ nghêu, sò và ốc được đổ bỏ nằm la liệt
Rác thải xếp lớp gây ô nhiễm nặng
Rác thải xếp lớp gây ô nhiễm nặng
Do khu vực vịnh Mân Quang đã có quy hoạch dự án nên việc người dân tự phát nuôi trồng thủy sản là không phù hợp
Do khu vực vịnh Mân Quang đã có quy hoạch dự án nên việc người dân tự phát nuôi trồng thủy sản là không phù hợp

Đọc thêm

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa

TTTĐ - Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu sản xuất hoặc buôn bán sữa giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có vùng cấm.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Xem thêm