Lớp học đảo ngược – Kích hoạt sáng tạo thế hệ Z
Lớp học đảo ngược – Kích hoạt sáng tạo thế hệ Z
Bài liên quan
Tân sinh viên thế hệ Z- Thế hệ làm chủ công nghệ
Thấu hiểu thế hệ Z trong kỷ nguyên 4.0
Đây là tọa đàm về đổi mới phương pháp giảng dạy do Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy tổ chức nhằm thực hiện Kế hoạch đổi mới hoạt động giảng dạy tại Đại học Quốc gia hà Nội giai đoạn 2019 – 2025.
Tại sự kiện, nhóm diễn giả đã chia sẻ với các giảng viên trẻ về nội dung, đặc điểm người học thế hệ Z và phương pháp tiếp cận giảng dạy hiệu quả; ứng dụng Microsoft Office trong giảng dạy lớp học đảo ngược; phạm vi và điều kiện áp dụng và vai trò của giảng viên trong lớp học nàyc; tích hợp trong Google classroom.
Thế hệ Z là những bạn trẻ sinh sau năm 1996, còn được gọi là những công dân đám mây. Z là thế hệ số hóa thực sự, các em được kết nối với lượng thông tin khổng lồ toàn cầu và ngay lập tức kết nối cộng đồng xã hội. Họ tự tìm hiểu mọi thứ trên mạng từ rất sớm nên rất giỏi trong việc tự nhận thức về bản thân, độc lập, thích đổi mới và định hướng mục tiêu…
Bởi vậy, giáo dục thế này, người dạy cần có phương pháp tiếp cận hiệu quả. Theo cách giảng dạy truyền thống, giáo viên tập trung truyền đạt kiến thức cho người học và sau đó giao bài tập trên lớp hoặc bài tập về nhà. Trong bối cảnh công nghệ phát triển và được ứng dụng trong giảng dạy, mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) sẽ được ứng dụng phổ biến.
Lớp học này là một phương pháp sư phạm trong đó hướng dẫn trực tiếp chuyển từ không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân. Không gian nhóm được chuyển thành môi trường học tập tương tác tích cực khi giáo viên hướng dẫn sinh viên áp dụng các khái niệm và tham gia sáng tạo vấn đề (Flipped Learning Network).
Ngoài ra, để kích hoạt sự sáng tạo của người học thế hệ Z, bên cạnh đảo ngược bài giảng, người dạy cũng có thể đảo ngược hình thức thảo luận nhóm và thậm chí là hình thức kiểm tra, đánh giá…