Tag

Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn

Tin tức 29/10/2024 11:13
aa
TTTĐ - Luật Đầu tư công (sửa đổi) có các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để dễ kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.
Quyết liệt phòng chống tiêu cực trong đầu tư, đấu thầu, mua sắm công Quyết liệt giải ngân đầu tư công tại 5 địa phương Đông Nam Bộ Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt từ 95%

Sáng 29/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra về dự án luật này.

Tăng phân cấp phân quyền, rõ người rõ việc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 5 nhóm chính sách lớn, thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin - cho”…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, dự án luật đã nhận được sự đánh giá cao của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ nước ngoài, nhất là việc đã tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

Các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để dễ kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) cụ thể hóa vào 5 nhóm chính sách lớn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Theo Bộ trưởng, dự thảo luật gồm 7 Chương, 109 Điều (sửa đổi 44 điều, trong đó có 16 điều chỉ sửa đổi, bổ sung từ ngữ nhằm quy định rõ, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai, không làm thay đổi nội hàm chính sách so với Luật Đầu tư công năm 2019; bổ sung 15 điều; bãi bỏ 7 điều), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn.

Nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng.

Nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Nhóm chính sách về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp Nhà nước.

Nhóm chính sách về thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài).

Nhóm chính sách về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phát huy tối đa hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Trình bày thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công, nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, vì vậy, nhất trí về phạm vi sửa đổi luật.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) cụ thể hóa vào 5 nhóm chính sách lớn
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra

Tuy nhiên, số lượng các điều/khoản luật thay đổi nhiều, phạm vi sửa đổi lớn; nhiều nội dung thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù mới được thí điểm, triển khai thực hiện trong thời gian ngắn; đòi hỏi phải đánh giá kỹ về tác động chính sách và nghiên cứu, rà soát thận trọng để bảo đảm việc ban hành luật phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Về việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án thành phần độc lập trong tổng thể dự án đối với tất cả các nhóm dự án.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để đảm bảo công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí và tổng thời gian bố trí vốn thực hiện 2 dự án thành phần độc lập để hoàn thành các chương trình, dự án không được vượt quá quy định về thời gian thực hiện dự án.

Về bố trí vốn ngân sách địa phương, để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ, quy định trên nhằm tăng nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại các địa phương.

Để bảo đảm cơ sở áp dụng trong xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi của địa phương nhằm bảo toàn vốn, tránh thất thoát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc bố trí vốn, về bảo toàn vốn ủy thác cho vay, thu hồi nợ, cơ chế cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho cơ quan được ủy thác.

Về phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giữa các bộ, ngành, địa phương được phân cấp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định của luật hiện hành là phù hợp với chức năng của cơ quan dân cử.

Về phân cấp thẩm quyền quyết định việc phân bổ dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương, dự thảo luật quy định theo hướng trên cơ sở đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, Quốc hội cho ý kiến việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương.

Căn cứ quyết định tổng thể của Quốc hội, giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc phân bổ cho các nhiệm vụ, dự án khi bảo đảm nguồn vốn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đọc thêm

Khát vọng cống hiến, xây dựng Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại Tin tức

Khát vọng cống hiến, xây dựng Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Mỗi đoàn viên, thanh niên Thủ đô cần chủ động đóng góp ý kiến vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2024; tham gia xây dựng "Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại"…
Lan tỏa cuốn cẩm nang quý về văn hóa Tin tức

Lan tỏa cuốn cẩm nang quý về văn hóa

TTTĐ - Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - "cẩm nang" quý về văn hóa đang được Thành ủy Hà Nội tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Nội.
Chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch Tin tức

Chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch

TTTĐ - Giám sát của HĐND TP Hà Nội cho thấy còn chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch dẫn đến việc cung cấp nước cho khu vực nông thôn gặp khó khăn; phương tiện công cộng truyền thống như xe bus không tiếp cận được thêm nhiều tệp khách hàng; công tác phục vụ vận tải hành khách công cộng chưa đồng bộ, chưa phát huy được lợi thế và chi phí đi lại so với phương tiện cá nhân...
Tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil Tin tức

Tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil

TTTĐ - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Brazil tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil, chủ động có những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Thủ đô.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm, làm việc tại Brazil Tin tức

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm, làm việc tại Brazil

TTTĐ - Thực hiện chương trình đối ngoại Nhân dân năm 2024, từ ngày 25/10 - 2/11/2024, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm tại Cộng hòa liên bang Brazil và Cộng hòa Cuba.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm 3 nước Trung Đông Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm 3 nước Trung Đông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia, từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024.
7 điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam Tin tức

7 điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam

TTTĐ - Tinh thần đại đoàn kết dân tộc nhất là qua cơn bão Yagi vừa rồi cho thấy tình dân tộc, nghĩa đồng bào ngày càng sâu đậm. Đây là một trong những điểm sáng được đại biểu Quốc hội chỉ ra.
Bộ Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục tăng cường giao lưu, củng cố tin cậy lẫn nhau Tin tức

Bộ Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục tăng cường giao lưu, củng cố tin cậy lẫn nhau

TTTĐ - Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội muốn bỏ kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba Tin tức

Đại biểu Quốc hội muốn bỏ kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan đề nghị sớm sửa đổi quy định kỷ luật đảng viên vì sinh con thứ ba, bởi giai đoạn hiện nay đã khác với trước, khi tỷ suất sinh của Việt Nam đang xuống thấp, cần thay đổi quan điểm và chính sách.
Thừa Thiên-Huế: Xây dựng lực lượng Phòng không Nhân dân vững mạnh Thời sự

Thừa Thiên-Huế: Xây dựng lực lượng Phòng không Nhân dân vững mạnh

TTTĐ - Trung tướng Phạm Trường Sơn đề nghị Ban chỉ đạo Phòng không Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tổ chức hoạt động, xây dựng lực lượng phòng không nhân dân vững mạnh rộng khắp.
Xem thêm