Tag

Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”

Tin tức 28/01/2025 15:00
aa
TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra của Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Luật Thủ đô được ban hành để quy định về các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội, tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng Hà Nội thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Mở "cánh cửa" phát triển quy hoạch Thủ đô Để khoa học công nghệ là khâu đột phá trong phát triển Thủ đô... Đưa Luật Thủ đô đến gần hơn với người lao động Phát huy vai trò “hạt nhân” trong hoạt động lập pháp

Phù hợp với tình hình Thủ đô trong giai đoạn mới

Ngày 28/6/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực... cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.

Luật Thủ đô (sửa đổi) ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra của Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Luật Thủ đô được ban hành để quy định về các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội, tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng Hà Nội thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo Tạp chí Cộng sản chủ trì Hội thảo khoa học“Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Luật Thủ đô (sửa đổi) PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết: Đây là luật có ý nghĩa đặc biệt vì Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế quan trọng của cả nước. Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, đồng thời khơi thông pháp lý để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững và hiện đại.

Do đó, Hà Nội cần nhanh chóng, tập trung đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, tận dụng tốt các cơ chế đặc thù, vượt trội để phát triển, rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành; triển khai các giải pháp chiến lược thực hiện Luật Thủ đô, đề xuất hỗ trợ hạ tầng giao thông xanh và đô thị thông minh; ưu tiên giải pháp môi trường, phát triển bền vững; xây dựng lộ trình di dời cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng chính sách phát triển giáo dục chất lượng cao; xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện theo chuẩn quốc tế…

Cùng với đó là lộ trình, trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thi hành Luật Thủ đô thực hiện Luật Thủ đô trên các lĩnh vực, nội dung cụ thể. Đề xuất một số giải pháp tổ chức thi hành Luật Thủ đô bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển Thủ đô trong tình hình hiện nay.

Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”
Quang cảnh Hội thảo khoa học“Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Để đạt được mục đích trên, PGS.TS Lê Hải Bình đề nghị tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm. Trước hết là sự cần thiết của việc triển khai Luật Thủ đô một cách kịp thời, qua đó tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có những chính sách “mở đường”, đột phá, vượt trội trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đề xuất xây dựng một hệ thống các văn bản, quy định, giải pháp để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thúc đẩy Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Đồng thời phải đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành của đất nước, vừa làm rõ được những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô. Đây là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, khắc phục được những tồn tại, hạn chế của việc triển khai thi hành Luật Thủ đô trong giai đoạn trước đây.

Đặc biệt là thống nhất tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô Hà Nội trong việc thực hiện Luật Thủ đô; nêu các vướng mắc pháp lý có thể xảy ra, các “điểm nghẽn” cần được nhận thức, quán triệt và đồng lòng tháo gỡ… trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô.

Giải pháp phát triển Thủ đô bền vững, hiện đại

Nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Thành phố Hà Nội cần hoàn thiện mô hình quản trị Thủ đô hiệu quả, hiện đại, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Đặc biệt là khẩn trương xây dựng và phát triển Thủ đô theo quy hoạch Thủ đô và quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh; cảnh quan trung tâm; phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của thành phố (theo khoản 1 Điều 17, Luật Thủ đô).

Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”
PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

“Xây dựng đô thị thông minh là xu thế tất yếu, cần có sự tham gia, phối hợp từ Chính phủ, chính quyền đô thị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Việc xây dựng mạng lưới dịch vụ pháp lý đủ mạnh để giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện và sử dụng pháp luật hiệu quả, từng bước hình thành xã hội pháp quyền, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành nếp sống của người dân Thủ đô”, GS.TS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh.

Quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trong Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: Hà Nội là địa phương đi tiên phong cả nước trong phát triển nông nghiệp, với 100% xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới và 40% xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Tuy nhiên, TS Cao Đức Phát cho rằng, phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội cũng đứng trước nhiều thách thức khi quỹ đất nông nghiệp giảm nhanh, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, năng suất đất trồng lúa còn chưa cao. Trong khi đó, việc xây dựng Nông thôn mới còn dàn đều, không có điểm nhấn; thu nhập của người làm nông nghiệp còn thấp so với khu vực nội đô; ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận.

Vì vậy, để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển một số lĩnh vực trọng tâm liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành phố cần sớm có quyết sách về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số. Đồng thời, thành phố sớm có chủ trương, định hướng và cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp đô thị. Đặc biệt là xây dựng một nền nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”
TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể nói, việc triển khai Luật Thủ đô cùng với các Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Trung ương như một cú hích quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững; thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Cùng với đó, việc cụ thể hóa các nội dung trong Luật Thủ đô cũng như triển khai thực hiện hiệu quả là những vấn đề mới với Hà Nội. Vì thế, qua ý kiến của các chuyên gia nêu trên không chỉ cung cấp thêm cho thành phố những căn cứ về lý luận khi triển khai cụ thể hóa Luật Thủ đô, mà còn có thêm các căn cứ thực tiễn để triển khai Luật đi vào cuộc sống, bảo đảm yếu tố đặc trưng, đặc thù của Luật. Từ đó, xây dựng phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là “trái tim” của cả nước; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển…

Đọc thêm

Hà Nội trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Tin tức

Hà Nội trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2897-CV/BTGTU về định hướng sinh hoạt chính trị tháng 2/2025 về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Phản ứng nhanh nhạy, không bị động trước những diễn biến khó lường Tin tức

Phản ứng nhanh nhạy, không bị động trước những diễn biến khó lường

TTTĐ - Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương…
Quảng Ninh hợp nhất các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy Tin tức

Quảng Ninh hợp nhất các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy

TTTĐ - Theo đó, Tỉnh ủy Quảng Ninh công bố thành lập Đảng bộ Các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh; hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải cập nhật quy định, ý tưởng quản lý mới Tin tức

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải cập nhật quy định, ý tưởng quản lý mới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này trong cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường(TN&MT) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 4/2.
Ban Bí thư họp đánh giá tình hình tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 Thời sự

Ban Bí thư họp đánh giá tình hình tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, của các cấp ủy trong thời gian tới.
Tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Tin tức

Tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn

TTTĐ - Sáng 4/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với lãnh đạo Bộ Công an Thời sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với lãnh đạo Bộ Công an

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương lực lượng công an tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, được các địa phương, bộ ngành khác học tập làm theo.
Báo chí cần phát huy tối đa lợi thế của công nghệ, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Thời sự

Báo chí cần phát huy tối đa lợi thế của công nghệ, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 4/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 - hoạt động truyền thống đầu năm mới của những người làm báo trong cả nước.
Chính phủ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua thách thức Tin tức

Chính phủ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua thách thức

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025".
Nghĩ thật, làm thật, nêu gương thật Tin tức

Nghĩ thật, làm thật, nêu gương thật

TTTĐ - Với tâm thế xung kích, sẵn sàng và quyết tâm cao nhất, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở Yên Bái là minh chứng sinh động “nói đi đôi với làm”, nghĩ thật, nói thật, làm thật, nêu gương thật.
Xem thêm