Tag

Lực lượng Cảnh sát cơ động: Tăng sức mạnh bảo vệ an ninh trật tự

Xã hội 15/04/2022 10:47
aa
TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vừa qua, các vị đại biểu Quốc hội đã nhất trí cao với sự cần thiết phải xây dựng và ban hành luật về Cảnh sát cơ động (CSCĐ) để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động của lực lượng này nhằm bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đại biểu Quốc hội: Cần thiết phải ban hành Luật Cảnh sát cơ động Góp phần xây dựng Cảnh sát cơ động chính quy, hiện đại Đại biểu Quốc hội tranh luận về trang bị tàu bay cho Cảnh sát cơ động Cần làm rõ quy định Cảnh sát cơ động thực hiện biện pháp vũ trang

Cần thiết ban hành Luật CSCĐ

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh đối với lực lượng Công an Nhân dân (CAND) nói chung trong đó có CSCĐ.

Đặc biệt, tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam phần về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia xác định ưu tiên kinh phí, đầu tư trang bị phương tiện đảm bảo cho lực lượng CSCĐ tiến thẳng lên hiện đại; Ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hiện đại hóa lực lượng CSCĐ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 đã xác định tầm quan trọng của lực lượng CSCĐ.

Do vậy, việc xây dựng Luật CSCĐ là một bước quan trọng để thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng lực lượng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Cùng với đó, tại khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Pháp lệnh CSCĐ năm 2013 đang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ được thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Lực lượng cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ khu vực khán đài
Lực lượng cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ khu vực khán đài sân vận động Mỹ Đình

CSCĐ là lực lượng có tính chất đặc thù so với các lực lượng khác trong CAND, với chức năng nòng cốt áp dụng biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Mặt khác, qua hơn 8 năm triển khai thi hành Pháp lệnh CSCĐ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục và nâng lên ở tầm quy định của Luật như về nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền điều động, quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.

Như vậy có thể nói, việc xây dụng dự án Luật CSCĐ là cần thiết.

CSCĐ xử lý những tình huống “phức tạp” về an ninh trật tự

CSCĐ là một lực lượng thuộc CAND nên phạm vi, không gian hoạt động của CSCĐ được thực hiện theo quy định của Luật CAND năm 2018.

Trên thực tế, CSCĐ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và điều động của cấp có thẩm quyền để triển khai lực lượng, biện pháp kịp thời xử lý những vụ việc, tình huống phức tạp về an ninh, trật tự có thể xảy ra ở bất kỳ địa bàn nào trong phạm vi toàn quốc.

Do vậy, để đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong việc điều động, sử dụng CSCĐ giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, tại dự thảo Luật không quy định về phạm vi hoạt động cụ thể của Cảnh sát cơ động là phù hợp.

Bên cạnh đó, để tránh chồng chéo trong thực thi nhiệm vụ của CSCĐ với các lực lượng khác, dự thảo Luật cũng đã có quy định về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ với các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan, trong đó quy định rõ nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và cơ chế chỉ huy CSCĐ trong phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Cùng với đó, tại dự thảo Luật quy định CSCĐ có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự.

Cscđ vây bắt thanh niên đánh võng trên phố cổ
Cscđ vây bắt thanh niên đánh võng trên phố cổ

Từ thực tiễn trong những năm qua, công tác tuần tra, kiểm soát của CSCĐ đã phát huy cao hiệu quả trong bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước, kịp thời phát hiện, khống chế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần răn đe, thị uy các đối tượng phạm tội.

Tại dự thảo Luật quy định CSCĐ có nhiệm vụ “chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố” xuất phát từ những lý do sau:

Đây được xem nội dung là phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và thực tế phân công nhiệm vụ của Bộ Công an.

Dự thảo Luật quy định CSCĐ có thẩm quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế, hiện nay các loại phương tiện bay siêu nhẹ được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa gây mất an toàn các mục tiêu bảo vệ. Do vậy, để đảm bảo cơ sở pháp lý cho CSCĐ chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong trường hợp các phương tiện này trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ là phù hợp.

Chống khủng bố là nhiệm vụ chính của CSCĐ

Tại dự thảo Luật quy định quy định CSCĐ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố.

Quy định về quyền hạn này là phù hợp với quy định về nhiệm vụ của CSCĐ. Theo đó, một trong những nhiệm vụ chính của CSCĐ là chống khủng bố, để đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống xảy ra tại các trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thì CSCĐ cần được cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện để xây dựng phương án chống khủng bố; Đồng thời, được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để thực hiện biện pháp chống khủng bố, giải cứu con tin.

Để xử lý nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách, dự thảo Luật quy định CSCĐ được quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự.

Cụ thể, dự thảo Luật đã quy định chặt chẽ thẩm quyền huy động của CSCĐ chỉ trong trường hợp cấp bách khi thực hiện các nhiệm vụ chính và do CSCĐ chủ trì như chống khủng bố, giải cứu con tin, chống biểu tình, bạo loạn, bảo vệ mục tiêu, tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có thể xảy ra. Quy định này cũng phù hợp với quy định về thẩm quyền huy động của cán bộ, chiến sĩ CAND được quy định tại khoản 16 Điều 16 Luật CAND.

Cảnh sát cơ động khống chế, đưa “quái xế” gây rối trật tự công cộng về xử lý
Cảnh sát cơ động khống chế, đưa “quái xế” gây rối trật tự công cộng về xử lý

Tại dự thảo Luật quy định nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp, cơ chế chỉ huy CSCĐ trong thực hiện nhiệm vụ và giao cho Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thời gian qua, đặc biệt là trong giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, CAND nói chung, CSCĐ nói riêng phải phối hợp với nhiều lực lượng, cơ quan, ban ngành trên cơ sở trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật quy định CSCĐ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Theo đó, CSCĐ sử dụng tàu bay, tàu thủy để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, thị sát, cơ động chiến đấu, vận chuyển cán bộ, chiến sỹ, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm trong tình huống đột xuất ở các địa hình mà các phương tiện khác không thể tiếp cận được, như tại địa hình khó khăn, hiểm trở, thiên tai, bão lũ giao thông bị chia cắt…

Mặt khác, trước tình hình các tổ chức khủng bố, tội phạm trên thế giới ngày càng có nhiều phương thức, thủ đoạn mới, sử dụng, trang bị thiết bị hiện đại, đòi hỏi lực lượng thực thi pháp luật, trong đó CSCĐ phải được trang bị hiện đại để tác chiến kịp thời.

Có thể nói, với những nội dung tại dự thảo Luật CSCĐ trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh CSCĐ và tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết đại hội lần thứ 13 về ưu tiên hiện đại hóa lực lượng CSCĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đọc thêm

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Xem thêm