Tag

Lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới: Phải kiểm soát nguồn kinh phí

Giáo dục 02/11/2017 18:04
aa
TTTĐ.VN - Chiều 2/11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 88) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới: Phải kiểm soát nguồn kinh phí

Lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới: Phải kiểm soát nguồn kinh phí
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trình bày tờ trình trước Quốc hội

Theo đó, Chính phủ đề nghị chương trình, sách giáo khoa mới được bắt đầu triển khai từ năm học 2019 - 2020, chậm 1 năm so với lộ trình quy định tại Nghị quyết số 88. Về phương thức triển khai, sẽ áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo phương thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc, đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022, không triển khai đồng thời ở lớp đầu của cả 3 cấp học như quy định tại Nghị quyết 88.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành…

Ngoài ra, phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.

Báo cáo thẩm tra về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày sau đó cho thấy, đa số thành viên Ủy ban này đồng ý với phương án lùi thời gian như trong Tờ trình của Chính phủ.Tuy nhiên có 11/35 đại biểu đề nghị cân nhắc về tính khả thi của phương án điều chỉnh lộ trình như đã nêu trong Tờ trình và đề nghị bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, chậm lại 2 năm so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88.

Lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới: Phải kiểm soát nguồn kinh phí
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu ý kiến


Thảo luận về nội dung này, đa số các đại biểu đồng tình với việc lùi thời điểm áp dụng triển khai chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới. Tuy nhiên nhiều ý kiến băn khoăn về lộ trình, cách thức điều chỉnh cũng như nguồn kinh phí phục vụ cho việc đổi mới này.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đề nghị làm rõ việc triển khai chương trình này trong 3 năm qua, sau khi có Nghị quyết 88 đã ra được những sản phẩm cụ thể là gì, đã chi hết bao nhiêu tiền. Nếu lùi lại thì chi phí sẽ hết bao nhiêu tiền.

"Qua 3 năm ấy xin hỏi Bộ GD ĐT làm được bao nhiêu sản phẩm? Trong số sản phẩm ấy chúng ta chi ra bao nhiêu tiền và hiện còn bao nhiêu tiền? Có như vậy mới tính được. Chứ 3 năm nay không biết làm được cái gì, tiêu tốn của nhà nước hết bao nhiêu tiền, mà giờ lại tiếp tục cho kéo dài. Mà khi kéo dài thời gian thì chắc chắn kéo theo chi phí, ai làm cho, ai làm thì cũng phải có chi phí"- đại biểu Cầu băn khoăn.


Đại biểu Cầu cũng nêu nhiều băn khoăn về khoản kinh phí để thực hiện chương trình này. Theo đại biểu Cầu, trước đây, số tiền trọn gói là 778 tỉ đồng nhưng trong tờ trình đưa ra con số 80 triệu USD, tương đương 1.798 tỉ đồng.

"Tôi đồng tình lùi 2 hay 3 năm cũng được nhưng không được tăng thêm kinh phí. Do đó tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải kiểm soát thật chặt, làm chương trình này mà để lãng phí là rất có tội”, đại biểu Cầu nêu.

Đại biểu Hứa Thị Hà (Tuyên Quang) cũng chỉ ra các bất cập trong tờ trình như: bắt đầu từ quý III-2018 mới triển khai biên soạn sách giáo khoa mới vậy mà quý III-2019 đã đưa vào sử dụng cho lớp 1.

“Như vậy là chỉ có một năm mà theo kế hoạch trước có 2 năm để thực hiện. Trong khi việc biên soạn sách giáo khoa phải rất cẩn trọng, vì chỉ một lỗi sai nhỏ được phổ biến rộng rãi rất nguy hiểm”, đại biểu Hà lưu ý.


Tin liên quan

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm