Tag
Giữ gìn hình ảnh người Hà Nội nơi công cộng

Luôn nhắc nhớ lời người xưa "Ăn cho mình, mặc cho người"

Nhịp điệu cuộc sống 18/10/2023 13:28
aa
TTTĐ - Người xưa có câu "Ăn cho mình, mặc cho người", "Y phục xứng kỳ đức". Hà Nội - Thủ đô mến yêu của chúng ta ngày nay hiện đại, văn minh và có lịch sử ngàn năm văn hiến. Chính vì thế, mỗi công dân Hà thành nên nhắc nhớ nhau thường xuyên việc giữ gìn hình ảnh, nét ứng xử nơi công cộng của mình sao cho xứng với thành quả văn hóa mà mình được thụ hưởng ngày nay đồng thời lan tỏa về một Hà Nội năng động, hòa nhập và bản sắc.
Tri ân sâu sắc, nhắc nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục Nhắc nhớ những gian khổ, hy sinh của quân, dân Thủ đô

Cá nhân đẹp - cộng đồng đẹp

Phải nói ngay rằng không phải ai cũng may mắn được bẩm sinh có hình thể đẹp hay có điều kiện, thời gian để tập luyện, khắc phục những khiếm khuyết của cơ thể. Tương tự như vậy, việc mặc đẹp hay xấu phần nhiều còn phụ thuộc vào gu thẩm mỹ và sở thích của mỗi cá nhân. Nếu chưa nói đến việc mặc đẹp thì hãy nói đến việc mặc đúng đã. Bởi đúng cũng chính là điều góp phần giúp chúng ta đẹp hơn rồi.

Ở Hà Nội hiện nay vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ người dân hơi có tính tùy tiện. Tùy tiện trong lúc đi ra đường, đến nơi công cộng. Đơn giản nhất là lúc đi chợ, đón con, đi siêu thị... Toàn những nơi có thể người ta nghĩ rằng chỉ "đến chốc lát", "tranh thủ một tí", "ai cũng như ai" nên cứ đồ ngủ, đồ mặc trong nhà là lao ra.

Phụ huynh nên nhắc nhớ nhau đừng ăn mặc phản cảm khi đến trường đón con, em
Phụ huynh nên nhắc nhớ nhau đừng ăn mặc không phù hợp khi đến trường đón con, em

Đó là lí do mà thi thoảng chúng ta vẫn bắt gặp các ông bố, bà mẹ, các bậc ông bà cô dì chú bác... "diện" nguyên "cây" quần đùi áo ba lỗ màu "cháo lòng", bộ đồ lanh nhăn nhúm, quần sooc ngắn "gang tay" đi đón con, đi chợ, đưa con đi siêu thị hay vào công viên.

Bên cạnh đó, cũng vẫn còn một số người mặc như vậy đi tập thể dục tại vỉa hè các phố lớn, trong sân chùa, đạp xe ngoài đường, đến thư viện, ra bến tàu, bến xe...

Đành rằng, thời tiết Hà Nội bốn mùa lúc thì rất nóng, lúc thì rất lạnh, đành rằng những lúc vận động, vui chơi người ta cần thoải mái, rộng rãi... Có hàng trăm nghìn lí do để biện hộ cho sự tùy tiện của mình nhưng ít ai nghĩ đến hậu quả mình có thể phải chịu.

Chị Hoài Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) kể có lần nhìn thấy mẹ đón ở cổng trường, con chị chạy thụt lùi vào trong sân. Chị càng chạy vào theo để gọi thì con lại càng tránh xa mình. Phải đến khi trường đã vãn, học sinh về gần hết chị mới "bắt" được con để túm về nhà, định mắng cho một trận.

Ai dè, con chị vừa khóc vừa nói: "Mẹ toàn mặc đồ ngủ đi đón con, các bạn con nói, con xấu hổ lắm. Bố mẹ các bạn con ai cũng mặc lịch sự đến đón con hết. Mẹ bạn Tố My còn mặc những chiếc váy rõ đẹp". Từ đó, chị thay đổi hẳn, dù đang làm dở việc nhà cũng phải chọn quần áo chỉnh tề để đi đón con.

Luôn nhắc nhớ lời người xưa

"Ai đó đã nói rằng: Mẹ mặc đẹp, con tự tin. Mình thấy điều đó hoàn toàn đúng. Bởi, mẹ mặc đẹp cho thấy điều kiện kinh tế gia đình ổn định, người mẹ có gu thẩm mỹ và biết chăm lo cho bản thân. Từ đó, người mẹ mới biết chăm lo cho con cái, đứng tay hòm chìa khóa, trang bị mọi thứ tốt nhất cho gia đình được. Con mình rất tự hào với bạn bè khi mẹ nó mặc đẹp", chị Mai Trang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tâm sự.

Cũng có trường hợp những đứa con là người góp ý, định hướng cho cách ăn mặc của bố mẹ. Anh Lâm Tùng (Gia Lâm, Hà Nội) kể có lần cả nhà anh đi siêu thị. Nhìn thấy bạn của con trai, bạn ấy cũng nhìn thấy gia đình anh nên rối rít gọi con trai cả của anh nhưng nó cố tình lảng đi, kéo cả nhà sang chỗ khác. Đến khi mọi người vào thanh toán tiền, cô nhân viên thu ngân nhầm tưởng cả gia đình là "3 anh em".

Trong khi vợ anh tự hào là vợ chồng đều trẻ thì cậu con trai cả làm câu: "Có mà bố mẹ ăn mặc không đúng lứa tuổi thì có. Mẹ xem, mẹ mặc hở như mấy chị 20, 22 tuổi, bố thì áo màu lòe loẹt, quần sooc ngắn cũn. Con ngại không dám gặp bạn".

Ban đầu nghe thấy vợ anh rất cáu, định mắng át đứa con "láo toét" nhưng anh vội gạt đi. Tối về, hai vợ chồng bàn bạc nhau và nhất trí rằng có thể lúc hai vợ chồng đi riêng, đi du lịch, sinh nhật với nhau thì mặc ngắn cho trẻ trung, còn đi với con thì phải "cho ra dáng" bậc phụ huynh.

Nói thế để thấy, từng cá nhân muốn đẹp trước hết phải đúng đã. Đúng người, đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chốn thì mới đẹp được. Khi các cá nhân đều đẹp thì mới tạo nên cả cộng đồng đẹp.

Hình ảnh đại diện của Thủ đô

"Mặc cho người" chính là có ý nghĩa ấy. Cứ thử hình dung, một người từ phương xa hay bạn bè quốc tế đến Việt Nam, háo hức đến thăm Thủ đô rợp bóng cây xanh, mênh mang những chiếc hồ, đắm chìm trong văn hóa của Thăng Long ngàn năm tuổi, rồi chợt "ối giời ơi" khi nhìn thấy nhiều công dân của Thủ đô mặc trang phục nhếch nhác, lôi thôi, tùy tiện, ngồi ăn nói bô lô ba la "kém duyên"... Chắc hẳn khi ấy, ấn tượng về Hà Nội sẽ không được tốt đẹp và những kì vọng, tưởng tượng trước đây về người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ giảm sút đi ít nhiều.

Chớ nên mặc như thế này ra chỗ đông người
Chớ nên mặc như thế này ra chỗ đông người

Ở các địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, khi nghĩ về người Hà Nội, người ta sẽ tràn đầy niềm ngưỡng mộ, ước ao. Mặc định trong đầu họ là người Hà Nội vừa sành điệu, cầu kì nhưng hết sức tinh tế và sang trọng. Những tà "áo dài màu hoa hiên" hay "áo màu tung gió chơi vơi" trong văn chương, âm nhạc đã trở thành đặc trưng của người dân nơi đây.

Trong khi đó, là Thủ đô của hội nhập, với điều kiện kinh tế tốt hơn, dễ dàng cập nhật các xu hướng thời trang, lại là nơi có showroom của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, rõ ràng, người Hà Nội có đầy đủ các điều kiện để khoác lên mình những bộ trang phục khiến mình trở nên đẹp hơn, "chất" Hà Nội hơn. Vì thế, dù là vào những dịp lễ Tết, khi đi chơi, đi làm hay dạo phố, "chất" ấy vẫn nên được thể hiện một cách rõ nét. Điều đó phụ thuộc vào ý thức giữ gìn hình ảnh của chính chúng ta, cũng là một cách ứng xử văn minh nơi công cộng.

Đặc biệt, ở khu phố cổ, hồ Gươm, hồ Tây, nơi tập trung nhiều khách du lịch, khách nước ngoài thì trách nhiệm của những người Hà Nội ở khu vực này, đến khu vực này càng "nặng" hơn. Nói "trách nhiệm" không hề quá, bởi lẽ đó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cũng là việc mà chúng ta nên làm vì thành phố mà mình yêu quý.

Chẳng hạn, nếu những người dân trong phố cổ, người dân của Hà Nội đến đình Kim Ngân, đền Bạch Mã, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, đền Ngọc Sơn... mà ăn mặc không phù hợp, váy ngắn, áo hai dây, hở cổ hở ngực... thì đương nhiên du khách phương xa, đặc biệt là người nước ngoài chưa am hiểu tục lệ của chúng ta cũng có thể điềm nhiên mặc như thế để vào các nơi thờ tự, tín ngưỡng tâm linh.

Những tà áo dài làm đẹp thêm văn hóa của đất và người Thủ đô
Những tà áo dài làm đẹp thêm văn hóa của đất và người Thủ đô

Như vậy, chúng ta đã góp phần vào việc tạo điều kiện cho những hành vi "không nên làm" trong Quy tắc ứng xử nơi công cộng được diễn ra. Bản thân người thành phố mà chưa làm nghiêm túc thì sao có thể đòi hỏi khách đến nhà "nhập gia tùy tục" được.

Không ai muốn bị đánh giá "người Hà Nội" xấu, không ai muốn trở thành cá nhân phá vỡ nét đẹp chung của cộng đồng. "Mặc cho người" là bởi mình mặc gì người khác sẽ đánh giá thậm chí săm soi. Đẹp hay xấu, phù hợp hay không phù hợp cũng chính bởi tư duy và ý thức của mỗi người.

Hình ảnh những tà áo dài nhiều màu tung bay trên phố, bên hồ Tây lao xao sóng vỗ, cạnh hồ Gươm với tháp Rùa cổ kính... khiến du khách say mê, đắm đuối vẻ đẹp người Hà Nội, ngưỡng mộ văn hóa Hà Nội thông qua thời trang, qua con người nơi đây chắc chắn sẽ là điểm nhấn khiến nhiều người muốn quay trở lại thành phố này.

Tin rằng, tất cả người Hà Nội chúng ta đều muốn mỗi người là một "đại sứ" cho hình ảnh của Thủ đô nên hãy thường xuyên nhắc nhớ nhau thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Đọc thêm

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Giao thông

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm Du lịch

Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm

TTTĐ - Vừa qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch 'Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa' nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm