Tag
Hà Nội

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2%

Tin tức 26/06/2024 18:13
aa
TTTĐ - Lũy kế đến ngày 15/6, giải ngân đầu tư công của TP Hà Nội là 17.175 tỷ đồng (đạt 21,2% kế hoạch). Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ này là tương đối thấp và có một số khó khăn vướng mắc, song vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều chỉnh vốn dự án để tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ dự án

Còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Chiều 26/6, thông tin tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm của TP, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho biết: Lũy kế đến ngày 15/6, giải ngân đầu tư công đạt 17.175 tỷ đồng (đạt 21,2% kế hoạch).

Trong đó, TP đã chi cho các nội dung liên quan đến hoàn trả vốn ứng thanh toán linh hoạt bổ sung ngân sách cho Ngân hàng chính sách Xã hội hỗ trợ địa phương bạn (1.597 tỷ đồng) đạt 18,5% kế hoạch; Vốn phân bổ thực hiện các dự án đầu tư công cấp TP đạt 5.110 tỷ đồng (đạt 19,6% kế hoạch) và vốn ngân sách TP thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các huyện, thị xã đạt 1.864 tỷ đồng (đạt 16,6% kế hoạch); ngân sách cấp huyện giải ngân đạt 8.303 tỷ đồng (đạt 25,1% kế hoạch).

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2%
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Trung Hiếu thông tin tại cuộc họp báo

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Trung Hiếu cho rằng, với các con số nêu trên theo đánh giá của UBND TP Hà Nội là tương đối thấp và có một số khó khăn vướng mắc, song tỷ lệ giải ngân vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Làm rõ thêm một số khó khăn vướng mắc, ông Hiếu cho hay đó là khó khăn trong thời gian rất dài nhưng đến nay các cơ chế chính sách cũng chưa có nhiều tiến triển. Đơn cử như khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá thì người dân còn chưa đồng thuận với phương án bồi thường tái định cư, đây là một khó khăn nhiều năm song đến nay chưa được giải quyết triệt để.

“Tới đây căn cứ vào Luật Đất đai có hiệu lực, UBND TP Hà Nội sẽ nghiên cứu và đưa ra các cơ chế lên quan đến giải phóng mặt bằng làm sao để dung hòa giữa lợi ích của Nhà nước khi đầu tư các công trình đầu tư công cũng như đảm bảo lợi ích của người dân khi bị tác động bởi việc giải phóng mặt bằng và quan trọng nhất là câu chuyện nơi ở mới của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi cũ,” ông nói.

Khó khăn nữa theo ông Hiếu là đối với các công trình trọng điểm sử dụng khối lượng nguyên vật liệu rất lớn. Trong năm 2024, rất nhiều dự án lớn TP đang triển khai, như đường Vành đai 4, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình… Nội dung này Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Tiếp theo là các dự án sử dụng vốn ODA gặp rất nhiều khó khăn (dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện đang tiếp tục thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án vẫn chưa xong) và cũng ảnh hưởng đến giải ngân; nếu các dự án này vay được vốn thì giải ngân rất tốt.

Ngoài ra là các khó khăn liên quan đến thực hiện luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ông Hiếu cho biết việc lập ổn định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở tiểu dự án sử dụng vốn Nhà nước trong dự án PP cũng như thanh toán đối với các tiểu dự án vốn Nhà nước trong các dự án PP gặp các khó khăn vướng mắc, hay việc hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án lĩnh vực di tích còn chậm do phải thực hiện các thủ tục… Có dự án phải chờ ý kiến của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch.

Hà Nội phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 95%

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2%
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng thông tin tại buổi họp báo

Về phía TP Hà Nội, xác định năm 2024 là năm có nhiều thách thức trong việc thực hiện đầu tư công, Hà Nội đã quán triệt các đơn vị tập trung ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024.

Ngày 31/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 42 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, trong đó xác định được các khó khăn vướng mắc và đưa ra các nội dung để các đơn vị triển khai hiệu quả, đặc biệt là chủ đầu tư và các địa phương. Tiếp đến ngày 19/4, TP ban hành văn bản 167 tiếp tục thực hiện Công điện số 24 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các giải pháp cuối năm, TP triển khai 5 giải pháp, đó là: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư; tập trung tháp gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án; nâng cao kỷ luật, kỷ cương việc thực hiện kế hoạch và Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện kế hoạch…

Thông tin thêm về nội dung này, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2023 tổng vốn TP giao và giải ngân, số tròn là 51.064 tỷ đồng (đạt 108% kế hoạch Trung ương giao và 95,5% vốn HĐND TP giao). Tuy vậy, năm 2024, Trung ương lại giao cao hơn cho TP Hà Nội, theo đó Hà Nội được giao 81.000 tỷ đồng (tăng khoảng 30.000 tỷ đồng), song số giải ngân là 21,2% cao hơn so với cùng kỳ, có nghĩa là ngoài việc cao hơn lũy kế cơ học thì phải chịu phần tăng 30.000 tỷ đồng.

Như vậy, không phải là Hà Nội giải ngân thấp và năm nay TP đặt ra kế hoạch, đồng thời phấn đấu ít nhất như năm 2023 (trên 95%).

“Nói con số 21,2% nhưng mẫu số tăng cao-thêm 30.000 tỷ đồng, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm để đạt tỷ lệ này thật sự đáng khích lệ và cả Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo TP, hình thành 5 chuyên đề để tập trung giải ngân vốn đầu tư công và năm 2024 xác định là năm rất quan trọng để hoàn thành vốn đầu tư công này,” ông Trương Việt Dũng nói.

Đọc thêm

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7 giờ sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ."
Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Tin tức

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa qua đời ở tuổi 88. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại thành phố.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí Tin tức

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, không chỉ tài sản công, trên thị trường có nhiều tài sản tư, nhiều ngôi nhà, tòa nhà bị bỏ hoang, ngay chợ Bến Thành có tòa nhà khung xương để suốt...
Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã Tin tức

Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong thực thi, vì vậy, Chính phủ cần làm cho tinh thần đổi mới "thấm" xuống cấp xã...
Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu? Bảo vệ người tiêu dùng

Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu?

TTTĐ - Nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hậu Giang đặt vấn đề về vai trò quản lý Nhà nước như thế nào khi mà cả chợ Ninh Hiệp ở Gia Lâm công khai bán hàng giả, hàng nhái.
ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tin tức

ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTTĐ - Cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2025 là mục tiêu ngắn hạn nên không thể tìm các động lực mới, đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; giữ vững và mở rộng thị trường nội địa; đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển kinh tế đêm...
Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang trong hai ngày 24 - 25/5.
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Xem thêm