Tag

Metro không tiền mặt thúc đẩy giao thông xanh

Kinh tế 28/03/2025 15:44
aa
TTTĐ - Đi metro không cần mang theo tiền mặt đang trở thành xu hướng, góp phần thúc đẩy thanh toán thông minh, tạo bước tiến cho giao thông xanh trên các phương tiện công cộng ở các thành phố lớn tại Việt Nam.
Triển khai sử dụng thẻ NAPAS tại metro Bến Thành - Suối Tiên Hà Nội Metro hợp tác với Xanh SM, VinBus, FGF và V-Green xây dựng mạng lưới giao thông xanh Tăng cường thanh toán bằng thẻ NAPAS trong lĩnh vực giao thông

Giao thông xanh - Tiện ích số

Hơn 2 tháng kể từ thời điểm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tại TP Hồ Chí Minh chính thức vận hành thương mại, phương tiện công cộng này đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân tại đây.

Nhà ở gần Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (phường Tân Phú, TP Thủ Đức) cũng là ga đầu tiên của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, nên từ ngày có metro, anh Ngọc Mạnh (nhân viên làm việc tại quận 3) cho biết đã xem metro là “bạn thân thiết” mỗi ngày.

Trước đây, mỗi ngày anh phải chạy xe máy từ 50 phút đến 1 tiếng đồng hồ để di chuyển cự ly 20km dưới cái nắng, mưa, kẹt xe… lên cơ quan làm việc. Giờ, chỉ mất 30 phút là anh đã có thể di chuyển từ Suối Tiên đến ga Bến Thành. Tiện lợi là thế, nhưng theo anh Mạnh, tuyến Metro số 1 vẫn chưa thực sự tối ưu trong việc phải xếp hàng mua vé hay soát vé nhất là trong giờ cao điểm.

Khi mua vé lượt theo cách truyền thống tại quầy, hành khách nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cần chuẩn bị trước tiền mặt vừa đủ. Điều này dẫn đến một số bất tiện như mất an toàn tài sản, đổi, trả tiền thừa mất thời gian. Còn quẹt thẻ qua máy POS cần có nhân viên quầy hỗ trợ và phụ thuộc vào độ “nhạy” của thẻ và máy nên không phải lúc nào cũng trơn tru khiến thời gian chờ đợi kéo dài mỗi khi đông khách.

Metro không tiền mặt thúc đẩy giao thông xanh
Đi metro không cần mang theo tiền mặt đang trở thành xu hướng, góp phần thúc đẩy thanh toán thông minh tại Việt Nam.

Còn nếu mua vé lượt qua app để chọn thanh toán bằng thẻ hay ví điện tử cũng không khả thi khi không có internet hay với những người không dùng điện thoại thông minh, hoặc cũng có thể khó khăn khi thao tác với những người không rành công nghệ. Chưa kể, sau khi có vé lượt, người dân lại phải tiếp tục xếp hàng để quét QR trên vé lượt tại cổng soát vé rồi mới bắt đầu được hành trình.

Là một người thường xuyên sử dụng Metro, chị Phương Thanh (Quận Phú Nhuận) bày tỏ: “Từ ngày có Metro, gia đình tôi đi làm hay đi học đều rất nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, sử dụng tiền mặt cũng không tiện, và vừa phải xếp hàng mua vé tại quầy hoặc mua vé qua app với nhiều bước thao tác xong lại tiếp tục xếp hàng quét vé ở cổng soát vé cũng khá mất thời gian. Nếu có phương thức nào rút gọn được các bước đó thì người dân sử dụng sẽ tiện hơn”.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến giao thông thông minh, nhu cầu về một phương thức thanh toán tích hợp nhanh chóng, tiện lợi và an toàn là điều tất yếu để bắt kịp với các nước phát triển trong thanh toán không tiếp xúc giao thông công cộng.

Thuận tiện khi vé lượt thay bằng “Thẻ vé” ngân hàng

Trước xu hướng thanh toán không tiền mặt đặc biệt là thanh toán thẻ trong mọi mặt đời sống của người dân, ngày 14/02/2025 vừa qua, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh (HURC1) và 25 ngân hàng trong hệ thống NAPAS gồm: Sacombank, BIDV, Agribank, TPBank, SHB, BVBank, VietBank, SeABank, NamABank, Vietcombank, Wooribank, Techcombank, VIB, NCB, VietABank, Bao Viet Bank, PBVN, Kienlongbank, Saigonbank, BAB, Eximbank, MB, ACB, OCB, Vietinbank triển khai thanh toán thẻ NAPAS trên tuyến metro ở TP HCM.

Theo đó, hành khách không cần phải xếp hàng mua vé giấy hoặc nạp tiền vào thẻ vé riêng, mà có thể sử dụng thẻ NAPAS (chiếc thẻ quốc dân mà nhiều người vẫn quen gọi là “thẻ ATM” hoặc “thẻ nội địa”, “thẻ ngân hàng”) để thay cho vé lượt tại cổng kiểm soát.

Đây là tuyến Metro đầu tiên cho phép sử dụng thẻ Ngân hàng thay thế cho thẻ vé. Người dân chỉ cần chạm thẻ NAPAS lên thiết bị kiểm soát tại cổng vào (tap-in) và sau khi kết thúc hành trình tại cổng ra (tap-out), giao dịch thanh toán cho chuyến đi sẽ được hoàn tất. Hình thức thanh toán này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều lợi ích như giảm tiếp xúc với tiền mặt, hạn chế rủi ro mất cắp và góp phần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hiện đại.

Đây được xem là bước tiến trong quá trình thúc đẩy thanh toán không tiền mặt ở các phương tiện giao thông công cộng trong việc chuyển đổi hệ thống từ cơ chế đóng (Close-loop) sang cơ chế mở (Open-loop). Dịch vụ cho phép khách hàng thanh toán phí giao thông công cộng trực tiếp bằng thẻ Ngân hàng, với đa dạng các phương tiện di chuyển từ bus, metro,.. mà không cần sử dụng nhiều thẻ vé chuyên biệt khác nhau.

Mô hình thanh toán giao thông mở cũng góp phần giảm bớt chi phí vận hành của các Đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông công cộng. Thay vì phải phát triển và duy trì hệ thống phát hành thẻ vé riêng, các hệ thống phụ trợ để xử lý việc nạp/rút tiền, các Đơn vị này có thể tận dụng ngay thẻ Ngân hàng để sử dụng thanh toán cho các dịch vụ giao thông công cộng.

Việc đưa thanh toán không tiền mặt bằng thẻ NAPAS trở thành một trong những phương thức thanh toán trên tuyến Metro số 1 không chỉ giúp người dân TP Hồ Chí Minh di chuyển thuận tiện hơn mà còn đánh dấu một bước tiến trong xu hướng giao thông thông minh. Chỉ với một cú chạm, hành trình di chuyển đã trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiện đại hơn bao giờ hết.

Song song với đó, xu hướng tích hợp thẻ phi vật lý lên thanh toán trên điện thoại sẽ mang đến những tiện ích đáng kể, người dân có thể sử dụng điện thoại di động để thực hiện giao dịch một cách thuận tiện. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, sự hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và đơn vị vận hành giao thông sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt đến đông đảo người dân.

Đọc thêm

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử Nhịp sống phương Nam

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Doanh nghiệp

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình việc hạn chế tiền kiểm, chuyển dần sang hậu kiểm nhưng lo ngại việc giảm thanh, kiểm tra, thậm chí miễn, sẽ khó phát hiện vi phạm của doanh nghiệp...
Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai Kinh tế

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức hoan nghênh Tập đoàn IPPG đến tìm hiểu đầu tư, đồng thời yêu cầu các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cùng trao đổi, bàn bạc những vấn đề cụ thể, hướng tới xây dựng thành công một khu thương mại tự do trên địa bàn.
Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, hợp tác với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) gần đây đã tổ chức tọa đàm cấp cao về chủ đề “Định hình tương lai vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án Kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo 751 (theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ) với lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương về nguyên tắc, giải pháp dự kiến giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng, vào chiều 15/5.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Đắk Lắk: Tăng tốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Kinh tế

Đắk Lắk: Tăng tốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trọng điểm, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Xem thêm