Tag

“Mõ làng” thời hiện đại - "Cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở

Nhịp điệu cuộc sống 29/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Xây dựng chính quyền bền vững cần phát triển từ gốc. Những người được coi là “mõ làng” thời hiện đại như tổ trưởng tổ dân phố, bảo vệ dân phố, các trưởng liên gia… chính là những cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở. Với những cách làm sáng tạo, họ là những hạt nhân quan trọng để góp phần xây dựng, thúc đẩy và tạo sự gắn kết giữa cấp chính quyền cơ sở với người dân. Với họ, việc ghi công khen thưởng lớn nhất chính là thái độ niềm nở của người dân mỗi khi họ gõ cửa, là nhìn thấy sự "thay da đổi thịt" và cuộc sống bình yên của chính cộng đồng địa phương nơi sinh sống.
Chính quyền cơ sở quyết liệt chống "giặc Covid-19" Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu chính quyền cơ sở trong phòng, chống dịch

Bài 1: Những người thầm lặng kiểm soát dịch từ cơ sở

Bên cạnh các lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm căng mình chống dịch là những con người thầm lặng từ sáng sớm đến lúc đèn lên. Họ không quản nắng mưa hàng ngày vẫn rong ruổi trên mỗi đường làng, ngõ, xóm để tuyên truyền những chỉ thị, thông tin về dịch Covid-19 tới mỗi người dân nhờ những chiếc loa kéo tay hoặc loa chở trên xe máy của các thành viên tổ Covid-19 cộng đồng.

Những con người giản dị, chân phương ấy chính là những cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở, truyền đạt có hiệu quả quy định về phòng, chống dịch bệnh, giúp công tác phòng chống dịch của Thủ đô hiệu quả hơn.

Kéo loa tuyên truyền len lỏi khắp ngõ phố Thủ đô

Bắt đầu từ những ngày đầu tiên thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, phường Xuân Đỉnh đã triển khai mô hình loa tuyên truyền lưu động trên xe đạp. Theo đó, Công an phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) đã thành lập các tổ tuyên truyền với sự tham gia của cán bộ chiến sĩ Công an phường, bảo vệ dân phố, Đoàn Thanh niên, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng.

Sau khi biên tập và thu âm vào USB nội dung các bài tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các nội dung mang tính thời sự khác phù hợp yêu cầu nhiệm vụ đặt ra tại mỗi thời điểm khác nhau, những chiếc loa di động không dây được gắn trên xe đạp của tổ công tác đi tuyên truyền khắp ngõ phố.

Cảnh sát trật tự và bảo vệ dân phố tổ chức đạp xe phát loa tuyên truyền lưu động khép kín địa bàn theo các khung giờ phù hợp và đảm bảo mỗi ngõ xóm được tuyên truyền ít nhất 2 lần/ngày.

Hà Nội những ngày giãn cách xã hội, ngay từ sáng sớm người dân Thủ đô đã nghe thấy tiếng loa phát ra từ những chuyến xe lưu động tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên khắp các tuyến phố, ngõ ngách. Hơn lúc nào hết, những chiếc loa kéo tay này đã chứng minh được tác dụng trong suốt 4 đợt cao điểm phòng chống dịch của Thủ đô.

“Mõ làng” thời hiện đại – những cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở
Mô hình “Loa tuyên truyền lưu động trên xe đạp” với nội dung tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 xuất phát từ sáng kiến của Công an phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Thắng, Tổ trưởng tổ dân phố số 7 phường Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, trong suốt 4 đợt cao điểm dịch, chiếc loa đã theo ông đến hầu hết ngõ, ngách của khu dân cư. Đặc biệt đến những nơi mà loa phường không “với tới” như khu vực số 371-391 phố La Thành, chiếc loa kéo tay của ông Thắng trở nên vô cùng hữu dụng.

Đều đặn mỗi ngày, ông Thắng kéo loa nhắc nhở người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, chủ hàng quán nào có biểu hiện mở cửa, ông nghiêm khắc nhắc nhở và yêu cầu dừng hoạt động.

Cứ như vậy, hình ảnh của ông Thắng với chiếc loa kéo đã trở nên quen thuộc mỗi ngày. Lâu dần, người dân nơi đây không chỉ nghe thông tin về phòng chống dịch bệnh mà còn tích cực tham gia cung cấp thông tin cho ông. Điển hình nhất, trường hợp chị N.T.H, sau khi biết gia đình có người liên quan đến ca bệnh F0 ở Bệnh viện Phổi Hà Nội, đã gọi điện cho ông Thắng hỏi về cách thức cũng như những thông tin liên quan đến xét nghiệm, cách ly tại nhà và cách phòng bệnh...

Những việc làm của ông Thắng tuy nhỏ nhưng kiên trì, bền bỉ mỗi ngày khiến không chỉ người dân trên địa bàn phường yêu quý mà ngay cả các cấp lãnh đạo phường cũng đánh giá cao.

Nói về người tổ trưởng tổ dân phố tận tụy và nhiệt huyết Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công Đặng Thị Hồng cho biết, từ nhiều tháng nay, ông Thắng chia làm hai khung giờ, từ 6h30 đến 10h30 và 16h đến 20h, kéo loa đến từng khu vực với thời gian mỗi nơi 1 giờ đồng hồ nhằm tuyên truyền cho người dân nắm được những thông tin về tình hình dịch bệnh. Thế rồi như lẽ thường, không biết tự bao giờ, người tổ trưởng này như một "tổng đài" giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn liên quan đến các quy định phòng, chống dịch bệnh của người dân phường Thành Công.

Rất nhiều người nhiệt tình và tâm huyết

Không chỉ tại các quận nội đô, mô hình này còn được thực hiện ở cả các huyện ngoại thành Hà Nội. Từ nhiều tháng nay, các thành viên tổ Covid-19 cộng đồng ở xã Lại Yên (huyện Hoài Đức) ngày ngày miệt mài với công tác tuyên truyền phòng dịch. Chị Mai Thị Phương, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng thôn 3 cho biết, hằng ngày, từ 6h - 7h và 17h - 18h, chị và các thành viên tuyên truyền về phòng, chống dịch ở các khu dân cư và chợ dân sinh.

Với chiếc xe máy, bộ loa và ắc quy treo trên xe, chị Phương vui vẻ chia sẻ, “đồ nghề” này đã đồng hành với các anh chị nhiều ngày tháng qua trên khắp nẻo đường, từ trục đường chính đến các ngõ ngách trong khu dân cư, sân chơi, nhà sinh hoạt cộng đồng, chợ dân sinh...

Không chỉ nam giới, rất nhiều những tuyên truyền viên Hội Phụ nữ cũng vô cùng tích cực. Mới hơn 6h sáng, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chi hội phụ nữ số 4 phường Láng Thượng (quận Đống Đa) đã lặng lẽ dắt xe rời khỏi nhà để làm công việc quen thuộc của mình. Tiếng loa truyền thanh rộn rã theo những vòng quay bánh xe, bà đạp đi vào từng ngõ ngách.

“Mõ làng” thời hiện đại – những cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình (bên phải) cùng cán bộ Chi hội phụ nữ số 4 phường Láng Thượng (quận Đống Đa) sử dụng loa lưu động để thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Được biết, từ khi có dịch Covid-19 đến nay, bà Bình bỗng nhiên trở thành “phát thanh viên” tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bằng loa kéo. Hàng ngày, cứ trong khoảng thời gian 6h-9h và 15h-18h, bà lại mang tin tức mới cập nhật thông báo khắp các tổ dân phố.

Điểm đặc biệt nữa, theo Chủ tịch UBND phường Láng Thượng Phạm Thị Hồng Hải, thời điểm Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, tại điểm “nóng” hồ Láng Thượng, nơi có Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tập trung đông người ngồi quanh hồ nên công tác phòng dịch rất phức tạp. Một mặt loa kéo vẫn phát thông tin tuyên truyền, mặt khác bà Bình nhắc nhở từng người đeo khẩu trang và tuân thủ thông điệp "5K" của Bộ Y tế.

Đặc biệt, khi thành phố có Chỉ thị số 17/CT-UBND, một số người vẫn lén lút tập thể dục tại hồ Láng Thượng, bà Bình vừa quyết liệt lại vừa mềm dẻo nhắc nhở người dân ra về. Với sự khéo léo vốn có của người phụ nữ, hầu như ai cũng cảm thấy thoải mái khi được nhắc nhở và từ đó người dân ý thức chấp hành tốt hơn.

Có thể nói, những con người như ông Thắng, bà Bình, chị Phương chỉ là một vài nhân vật điển hình trong vô số những con người bình dị, chân phương đang hàng ngày góp công góp sức cho công tác phòng chống dịch của Thủ đô. Họ cần mẫn làm công việc của mình, gần dân, hiểu dân, hiểu cả lối sống, nếp nghĩ của họ để làm sao đưa những quy định phòng chống dịch, nhắc nhở những người vi phạm có tình có lý nhất. Mục tiêu cuối cùng vẫn là cùng nhau vượt qua dịch bệnh, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.

Đại dịch Covid-19 đã bước sang năm thứ hai, đây cũng là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Hà Nội. Những ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống, kinh tế, xã hội bắt đầu trở nên nặng nề. Nói như vậy để chúng ta trân trọng, biết ơn những con người thầm lặng hàng ngày kéo loa đi khắp phố phường mà không đòi hỏi một đồng thù lao nào. Chính họ đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Thủ đô.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD Nhịp điệu cuộc sống

Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD

TTTĐ - Xây dựng mô hình giao thông TOD (Transit Oriented Development) là một trong những chủ trương của TP Hà Nội nhằm giải quyết những bất cập về giao thông. Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa thông qua tạo động lực mạnh mẽ để thành phố phát triển đường sắt đô thị.
Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Giao thông

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm Du lịch

Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm

TTTĐ - Vừa qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch 'Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa' nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Xem thêm