Tag

Mở ra các hướng kết nối, không gian mới trong phát triển đô thị

Đô thị 30/05/2024 16:47
aa
TTTĐ - Cùng với Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô (sửa đổi) và các đồ án quy hoạch lớn của thành phố Hà Nội đang được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa - lịch sử.
Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị Bước chuyển mình đột phá trong phát triển đô thị Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian

Ngày 24/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được đưa vào quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, y tế chất lượng cao, các dịch vụ đô thị chất lượng cao...

Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, Bộ Chính trị lưu ý Hà Nội quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa - lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm.

Thực tế, những năm qua, việc nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc hoàn thiện các đồ án quy hoạch lớn, tạo định hướng phát triển tổng thể và dài hạn cho Thủ đô, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, các đơn vị đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch liên quan chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Trong đó, theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã cùng các Sở, ngành đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết các khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của thành phố; triển khai lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị, lập các quy chế, quy định quản lý quy hoạch và kiến trúc có liên quan…

Thành phố cũng đã khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh liên quan, nỗ lực đưa dự án về đích đúng kế hoạch, mở ra các hướng kết nối, không gian mới phát triển kinh tế -xã hội, đô thị không chỉ cho Hà Nội mà cả Vùng Thủ đô.

Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong chỉnh trang, tái thiết đô thị nhưng hiện Hà Nội vẫn đang gặp những điểm nghẽn trong phát triển. Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, hiện nay, tại khu vực các quận lõi nội đô Hà Nội đang tồn tại nhiều khu dân cư có mật độ xây dựng rất cao, tạo ra những không gian sống bị đóng kín, chật chội. Điều kiện nhà ở không đạt chuẩn cùng với sự thiếu hụt các công trình công cộng, dịch vụ xã hội đã tác động không nhỏ đến sự an toàn, sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân…

Bên cạnh đó, sự gia tăng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông làm ô nhiễm môi trường; thiếu cơ chế bảo tồn và phát huy giá trị di sản; sử dụng đất chưa phù hợp với thực tiễn phát triển; hệ thống sông hồ, công viên phân tán và thiếu, làm giảm chất lượng sống; chưa giảm được dân số, di dời các cơ sở sản xuất, y tế, giáo dục ra bên ngoài…

Giải quyết điểm nghẽn từ pháp lý

Trước thách thức đặt ra, nhiều chuyên gia cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng với các quy hoạch lớn của TP Hà Nội lần này phải hướng đến giải quyết những điểm nghẽn hiện nay cho phát triển đô thị Hà Nội nói chung và khu vực nội đô lịch sử nói riêng.

Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà
Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà

Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) nêu, trước đây theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới nội đô lịch sử bị khống chế về đầu tư cải tạo. Điều này dẫn đến nhiều khu chung cư cũ chậm được cải tạo xây dựng lại; nhiều khu nhà tự xây không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, an toàn phòng chống cháy nổ nhưng không có cơ chế cải tạo, hệ quả chúng ta đều đã nhìn thấy rất đáng tiếc và khôn lường.

Vì thế, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải quyết tâm tạo khuôn khổ pháp lý để phân định khu vực bảo tồn đúng nghĩa, bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội cùng các công trình kiến trúc quan trọng, có yếu tố lịch sử. Còn lại, các khu khác phải đưa ra mô hình đầu tư cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, các khu vực tập trung mật độ dân số đông, nhiều nhà thấp tầng sẽ chuyển thành một số ít tòa nhà cao tầng; không gian sinh hoạt dưới mặt đất được đưa lên cao, nhường mặt đất cho phát triển không gian xanh, công cộng, không gian giao thông, phát triển dịch vụ...

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để thực hiện được vấn đề trên cần tạo ra khuôn khổ pháp lý như khai thác không ngầm, không gian trên cao, có hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại như hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, đường sắt đô thị...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho hay, các giải pháp xử lý hiện nay đối với khu vực nội đô đã có nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Một trong những nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và hai quy hoạch lớn của Thủ đô lần này đề cập là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng TOD. Đây có thể coi là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để tháo gỡ không chỉ là hạ tầng giao thông mà cả trong quy hoạch, tái thiết từng khu vực trong nội đô. Khi chúng ta phát triển các khu đô thị với điều kiện sống tốt, giao thông thuận lợi cùng các điều kiện về môi trường, cảnh quan, cơ sở hạ tầng bảo đảm thì sẽ thay đổi thói quen của người dân. Khi đó, họ sẽ không chọn ở trong các khu vực chật chội, ngõ, ngách nhỏ, điều kiện sống không bảo đảm...

Đọc thêm

Tình trạng vi phạm giao thông giảm hẳn nhờ tổ công tác "đặc biệt” Đô thị

Tình trạng vi phạm giao thông giảm hẳn nhờ tổ công tác "đặc biệt”

TTTĐ - Sau 1 tháng triển khai 5 tổ công tác "đặc biệt", gồm Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ vào giờ cao điểm tại các điểm giao thông có mật độ người và phương tiện cao, vi phạm thuộc về ý thức của người tham gia giao thông (không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn đường, sử dụng rượu bia…) đã giảm hẳn.
Hà Nội: Mưa lớn khiến cây xanh bật gốc đè bẹp nhiều ô tô Đô thị

Hà Nội: Mưa lớn khiến cây xanh bật gốc đè bẹp nhiều ô tô

TTTĐ - Chiều 16/6, trên địa bàn Hà Nội có mưa giông lớn đã khiến 3 cây xanh tại đường Nguyễn Phan Chánh (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) bật gốc đổ, đè trúng nhiều ô tô đỗ trên đường.
Bức tranh tương phản giữa lòng TP Hồ Chí Minh Đô thị

Bức tranh tương phản giữa lòng TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trái ngược với nhiều nơi khang trang, hiện đại của TP Hồ Chí Minh là những căn nhà lụp xụp, tạm bợ; những con rạch với dòng nước ô nhiễm đen ngòm, bốc mùi.
Quảng Nam: Yêu cầu doanh nghiệp rút kinh nghiệm trong thực hiện dự án Xã hội

Quảng Nam: Yêu cầu doanh nghiệp rút kinh nghiệm trong thực hiện dự án

TTTĐ - Dự án Nhà máy sản xuất trang phục bảo hộ y tế và trang phục bảo hộ lao động tại CCN Trảng Nhật 2 (Quảng Nam) của Công ty HTP đến nay vẫn chưa thi công xong hạ tầng.
Tăng cường thêm các hành lang xanh, "lá phổi" xanh cho Thủ đô Đô thị

Tăng cường thêm các hành lang xanh, "lá phổi" xanh cho Thủ đô

TTTĐ - Với những chỉ đạo, định hướng tại Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường thêm hành lang xanh cùng với sự quyết tâm trong triển khai hành động của cả hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô, chúng ta hoàn toàn có thể đưa sông Hồng trở thành trục xanh, hành lang xanh cho Hà Nội trong tương lai gần.
Ít dần nhà đầu tư quan tâm tới bãi đỗ xe Đô thị

Ít dần nhà đầu tư quan tâm tới bãi đỗ xe

TTTĐ - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân khẳng định, đầu tư bãi đỗ xe trước đây là lĩnh vực rất “hot” nhưng giờ đã ảm đạm, ít dần nhà đầu tư quan tâm do giá sử dụng đất và giá thu phí bãi đỗ xe, thương mại dịch vụ.
Xem xét thông qua đề án đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Đô thị

Xem xét thông qua đề án đầu tư hệ thống đường sắt đô thị

TTTĐ - Chiều 13/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 6/2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố và theo chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.
Đầu tư hạ tầng và trạm năng lượng cho xe buýt điện Đô thị

Đầu tư hạ tầng và trạm năng lượng cho xe buýt điện

TTTĐ - Việc phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh là bước đột phá quan trọng của giao thông đô thị Hà Nội; tuy nhiên, cần làm rõ thêm các căn cứ để xác định lộ trình chuyển đổi xe buýt điện, đầu tư hạ tầng cơ sở trạm điện và cung cấp năng lượng sạch...
Cần thiết lập lại trật tự thị trường vận tải hành khách Đô thị

Cần thiết lập lại trật tự thị trường vận tải hành khách

TTTĐ - Với quyết tâm đẩy lùi, tiến tới triệt xóa vấn nạn xe hợp đồng lách luật, đưa đón khách như xe tuyến cố định vào nội thành, gây mất trật tự, an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội là đơn vị đầu tiên giám sát, thu thập thông tin, xử phạt xe khách trá hình qua dữ liệu GPS do Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp.
Lâm Đồng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, dự án trọng điểm Xã hội

Lâm Đồng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, dự án trọng điểm

TTTĐ - Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu các Sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, dự án trọng điểm; trong đó, có dự án cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, việc giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Ta Hoét.
Xem thêm