Tag

"Mở rộng lối" phát triển hệ thống đường sắt đô thị

Đô thị 20/05/2024 18:25
aa
TTTĐ - Để tổng kết tình hình triển khai đầu tư hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT) thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô”. Cùng với đề án này, việc thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ “mở rộng lối” để Hà Nội xây dựng hệ thống ĐSĐT và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị trong thời gian tới.
Hà Nội ưu tiên phát triển đường sắt đô thị Đường sắt đô thị - "xương sống" của giao thông Thủ đô Đồng bộ, thống nhất về công nghệ, mô hình quản lý, vận hành

Ba phân kỳ đầu tư đường sắt đô thị

Sau thành công của tuyến ĐSĐT số 2A Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội đã đặt mục tiêu rất lớn, hoàn thành xây dựng hệ thống ĐSĐT gồm 15 tuyến với hơn 600km vào năm 2045.

Đông đảo người dân lựa chọn di chuyển bằng tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông

Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội đã đề xuất một kế hoạch với 3 phân kỳ cụ thể. Theo đó, giai đoạn 1, từ nay đến năm 2030, TP dự kiến hoàn thành thi công xây dựng 96,8km ĐSĐT gồm các tuyến: số 2, số 3.1, số 5; chuẩn bị đầu tư 301km gồm các tuyến: số 1, số 2A kéo dài đến Xuân Mai, số 4, số 6, số 7, số 8, tuyến vệ tinh: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

Trong phân kỳ này sơ bộ diện tích sử dụng đất vào khoảng 196ha; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 16,208 tỷ USD; đưa vào vận hành khoảng 680 toa xe. TP phấn đấu đến năm 2030, ĐSĐT đảm nhận 7 - 8% lượng hành khách công cộng và có thể vận chuyển được 2,2 - 2,6 triệu chuyến đi/ngày đêm.

Giai đoạn 2 từ 2030 - 2035, TP đặt mục tiêu hoàn thành đầu tư xây dựng 301km; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20,966 tỷ USD, sơ bộ diện tích sử dụng đất khoảng 796ha; đưa vào vận hành khoảng 2.110 toa xe. TP phấn đấu đến sau năm 2035, ĐSĐT đảm nhận từ 35 - 40% lượng hành khách công cộng, và có thể vận chuyển được 9,7 triệu - 11,8 triệu chuyến đi/ngày đêm.

Giai đoạn 3 từ năm 2035 - 2045, TP đặt mục tiêu hoàn thành đầu tư xây dựng 196,2km; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 18,268 tỷ USD, sơ bộ diện tích sử dụng đất khoảng 47ha; đưa vào vận hành khoảng 1.375 toa xe.

Phân quyền trong xây dựng, khai thác hệ thống ĐSĐT

Thực tế cho thấy, một trong những vướng mắc lớn nhất cần giải quyết để thực hiện các dự án ĐSĐT là nguồn vốn. Sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư cho tổng thể 15 tuyến ĐSĐT của Hà Nội vào khoảng 55,442 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn từ nay đến năm 2030 khoảng 16,208 tỷ USD; từ 2030 - 2035 khoảng 20,966 tỷ USD; từ 2035 - 2045 khoảng 18,268 tỷ USD. Hà Nội sẽ cần cả vốn vay ODA, ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách TP để đáp ứng nguồn vốn khổng lồ này.

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng hệ thống ĐSĐT gồm 15 tuyến với hơn 600km vào năm 2045

Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội nhận định, TP hoàn toàn có thể huy động đủ nguồn vốn để đầu tư cho ĐSĐT cũng như tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại lâu nay trong lĩnh vực quy hoạch, kỹ thuật, giải phóng mặt bằng… nếu được Quốc hội, Chính phủ ủng hộ, cho phép kiến tạo nhóm cơ chế, chính sách đặc thù.

Tại các diễn đàn, các chuyên gia chỉ ra rằng, giá trị tăng thêm từ đất đai gắn liền với ĐSĐT chính là nguồn lực tài chính lớn nhất và nguồn lực này có thể khai thác được thông qua áp dụng mô hình TOD.

Trên thực tế, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định rõ về khái niệm mô hình TOD. Dự thảo Luật nêu rõ, dự án ĐSĐT theo mô hình TOD là dự án đầu tư xây dựng một hoặc một số tuyến ĐSĐT kết hợp phát triển đô thị theo mô hình TOD.

Để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với mục tiêu và lộ trình phát triển hệ thống ĐSĐT của TP Hà Nội, dự thảo Luật tập trung phân quyền cho TP trong việc điều chỉnh chức năng sử dụng đất trong khu vực TOD, lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến ĐSĐT và một số chính sách đặc thù trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành hệ thống ĐSĐT và các khu vực TOD. Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, tăng quyền tự chủ cho địa phương, dự thảo Luật giao HĐND TP Hà Nội thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án ĐSĐT không phân biệt về nguồn vốn và tổng mức đầu tư.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô cần có những đột phá về khoa học công nghệ, về cơ chế tài chính, cơ chế cán bộ, cơ chế chỉ đạo thì mới phát triển được, bao gồm cả vấn đề phát triển ĐSĐT. Vì vậy, việc thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) rất cần thiết với Thủ đô. Do đó, bà kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), sau đó căn cứ vào Điều 4 để có những quy định cụ thể hơn nhằm triển khai thực hiện, tạo đột phá cho Thủ đô.

Đồng quan điểm, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề thể chế hóa, trước hết là về vai trò của ĐSĐT, cũng như mô hình TOD. Với vai trò riêng, rất đặc biệt của Hà Nội, mô hình TOD cần phải nghiên cứu kỹ, có những tiêu chuẩn riêng chứ không thể áp dụng máy móc như các nước được. Hà Nội phải sớm nghiên cứu để có một quy chuẩn riêng về TOD để bảo đảm đồng bộ các tiêu chí trong thực hiện.

Với những quy định cụ thể tại Điều 4, các chuyên gia cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được thông qua sẽ “mở rộng lối” để TP Hà Nội xây dựng hệ thống ĐSĐT và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị trong thời gian tới.

Đọc thêm

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Đô thị

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa thông tin về phương án phân luồng từ xa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh trước, trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" Đô thị

EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa"

TTTĐ - Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa", nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), EVNHANOI đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn Đô thị

Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn

TTTĐ - Do ảnh hưởng của mưa lớn, trong ngày 23/7, nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt với độ sâu phổ biến từ 10-30cm; đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm.
Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Đô thị

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị

TTTĐ - Với Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội sẽ có quy mô phát triển đặc biệt, với nhiều công việc mới. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải nhìn nhận những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian tới... để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác? Nhịp sống phương Nam

Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác?

TTTĐ - Từ ngày được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đến nay đã hơn 20 năm, Khu dân cư Bến Lức (KDC Bến Lức) thuộc Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh vẫn trong cảnh nhếch nhác. Người dân nhiều lần kiến nghị lên các cấp sở tại nhưng tình cảnh chẳng thay đổi.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng

TTTĐ - Từ 20/7, các phương tiện bị cấm quay đầu trên đường Giải Phóng tại nút giao cổng ra Bến xe Giáp Bát theo cả hai hướng.
Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh Đô thị

Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

TTTĐ - Từ ngày 20/7 đến 20/12/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 04 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị Đô thị

Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị

TTTĐ - “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô” với 5 nhóm giải pháp gồm 23 chính sách, được xem là kịch bản chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất, từng bước hiện thực hóa kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội. Nếu đề án được thông qua sẽ có một loạt cơ chế đặc thù được áp dụng để ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn Xã hội

Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn

TTTĐ - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường, cầu ĐH 7 bắc qua sông Vĩnh Điện đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mặt bằng.
Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội Đô thị

Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 17/7, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Xem thêm