Tag

Một thứ ánh sáng chậm trong thơ

Văn học 25/10/2022 15:01
aa
TTTĐ - "Vang âm tiếng sóng" - tập thơ thứ 11 của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh vừa ra mắt. Đây là kết quả của sự trải nghiệm đi nhiều vùng đất, gặp nhiều con người, gợi mở cho tác giả nhiều suy ngẫm về thời cuộc đất nước và thế giới hiện hữu. Với 360 trang sách, tác giả không chỉ miêu tả hiện thực sống động mà điều quan trọng rút ra nhiều triết lý nhân sinh có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận. Hơn 55 năm cầm bút, có lẽ đây là sự “nhả tơ” mà người đọc trân trọng đón nhận… Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về tập thơ của Nguyễn Hồng Vinh.
Ra mắt tập di cảo của nhà thơ Xuân Quỳnh

Phàm đã là người sáng tác, quan trọng bậc nhất vẫn là đi và viết. Nói rốt ráo hơn là đi để viết. Ở đây, đi chính là để “nạp” cảm xúc và “nạp” trải nghiệm; Còn viết là phần thể hiện bằng văn bản cùng một lúc, hoặc diễn ra sau đó như một đòi hỏi tự thân. Trong đó, cảm xúc có tác dụng làm gia tăng chất xúc tác, còn trải nghiệm làm tăng sự tích luỹ, khám phá, phát hiện...

Riêng trải nghiệm là của từng người, thuộc về từng người, làm nên cái khác, cái độc đáo của từng người. Trên thế giới, người ta xếp sự hiểu biết qua việc đọc sách chỉ là “tri thức hạng hai”, còn sự hiểu biết qua trải nghiệm cá nhân mới là “tri thức hạng nhất”. Bởi sự đọc sách thuộc về số đông, còn sự trải nghiệm thuộc về số ít, đơn lẻ.

Một thứ ánh sáng chậm trong thơ
Tập thơ mới nhất mang tên "Vang âm tiếng sóng" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Ai cũng nhìn trăng, ngắm trăng và thấy trăng rất gần gũi, quen thuộc. Ai cũng thấy trăng thật đẹp, thật hấp dẫn trên bầu trời về ban đêm, nhất là vào đêm sáng trăng. Thế nhưng chỉ có Rítxốt - nhà thơ Hy Lạp lúc sinh thời nhận ra trăng của riêng ông qua con mắt của ông và sự trải nghiệm của ông thật khác người. Chính vì thế mà Rítxốt mới sở hữu hai câu thơ độc đáo lạ thường:

Kìa vầng trăng trên trời

Trông như lỗ thủng vậy.

Theo cách nói của dân gian thì “đi” là “đổi gió”, là làm thay đổi không khí, môi trường sống. Và sự “đổi gió”, bao giờ cũng đem lại sự thay đổi, tươi mới, giúp ta sống với hiện tại này và đời sống này đến từng khoảnh khắc, chiều sâu.

Đọc “Vang âm tiếng sóng”, tôi ngộ ra rằng: Chính vì nhờ đi nhiều, sống nhiều mà nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh viết được nhiều bài báo và có nhiều thơ. Chỉ trong khoảng hai năm lại đây, thơ đã đều đặn đến với ông, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, vẫn đủ để ông in một tập thơ dày dặn và đầy đặn này. Bên cạnh đi nhiều, sống nhiều, chỗ dựa của thơ ông chính là lòng yêu thương và tin yêu con người. Rồi tất cả những gì từng ghìm nén như được giải thoát.

Nói không quá, thì chỗ dựa này đã trở thành động lực mang tính thường hằng để Nguyễn Hồng Vinh cầm bút viết. Và vì thế, ông đặt tên tập thơ thứ 11 này của đời ông là "Vang âm tiếng sóng": Sóng của quê hương, đất nước; sóng của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa… luôn vang trong trái tim ông, để từ đó bật mầm những tứ thơ, bài thơ dung dị mà lắng sâu, có bài mang tính triết luận, có bài hầu như là diễn tả cái thường nhật của đời sống; nhưng dù ở ở dạng thức nào, đều có sức cuốn hút và gây dấu ấn, tuy với mức độ đậm, nhạt khác nhau trong nhiều bạn đọc và công chúng yêu thơ.

Đây là tập thơ thứ 11 của Nguyễn Hồng Vinh
Đây là tập thơ thứ 11 của Nguyễn Hồng Vinh

Tôi có cảm giác: Nhờ “đi nhiều”, “sống nhiều”, “yêu thương và tin yêu con người” nên thơ Nguyễn Hồng Vinh càng có tầm khái quát và ôm trùm hơn. Những bài thơ: “Tổ quốc thiêng liêng”, “Tiếng sóng quê hương”, “Khắc khoải Sài Gòn”, “Nhớ nắng miệt vườn”, “Một thoáng Cần Thơ”, “Ba Lòng vẽ lại dung nhan”, “Hoa mộc miên giữa đá”, “Sức hút Việt Nam”... đã thực chứng điều đó. Trong “Tổ quốc thiêng liêng”, ông gắn “người người lớp lớp” với “Tiến quân ca”: “Ngày đầu tuần, người người lớp lớp/ Hát “Tiến quân ca” trào dâng lồng ngực”. Trong “Tiếng sóng quê hương”, ông gắn mình với quê hương bản quán: “Dù ở chân trời góc bể/ Vẫn canh cánh nhớ cội nguồn có nhúm rau chôn đất”. Trong “Khắc khoải Sài Gòn”, ông nhắc nhở mọi người: Cuộc đời không có gì phải sợ, “chỉ sợ lòng người tự tạo bão giông”...

“Vang âm tiếng sóng” có nhiều bài thơ tình ấn tượng, cho thấy sự say cháy và bừng rộ nhờ lối viết, cách triển khai rất riêng, tạo nên phong cách thơ Hồng Vinh. Chất ngẫm cảm, liên tưởng cũng được đẩy lên ở mức cao.

Đây là ví dụ thứ nhất:

Em rót vào anh tràn ly rượu

Hai ta lên xuống giữa trời mây

Sóng như tung lên rồi nhấn xuống

Con thuyền cứ thế ngả nghiêng say

(“Tình say”)

Ví dụ thứ hai:

Ngỡ em nhả tơ từ kiếp trước

Để anh ám ảnh một kiếp tằm

Kìa sông chảy xuôi, cá lội ngược

Đôi mình như mắc lưới tình duyên

(“Nhả tơ”)

Ví dụ thứ ba:

Hoa sưa trắng nỗi niềm xưa

Sáng-trưa-chiều-tối...đón đưa em về

Hoa sưa bừng nở, còn nghe

Tiếng chim líu ríu đầu hè...nhắc ai?

(“Hoa sưa”)

Nhờ đi nhiều, biết nhiều, nhiều vốn sống, những vần thơ của Nguyễn Hồng Vinh luôn đầy ắp hơi thở cuộc đời
Nhờ đi nhiều, biết nhiều, nhiều vốn sống, những vần thơ của Nguyễn Hồng Vinh luôn đầy ắp hơi thở cuộc đời

“Nhớ cà phê phố” là ví dụ thứ tư.

Đây là một bài thơ đặc sắc, viết như “bắt được” vậy. Chính sự thiếu vắng, nói cụ thể là sự “thiếu em”, cùng sự tiếc nuối và ngậm ngùi đã trở thành cái hồn cốt, cái căn cơ của tứ thơ. Nguyên văn:

Phố xa

Anh ngóng đợi từng phút

Cà phê nhỏ giọt

Em xa hút...

Từ ngày trở về

Anh lẻ bóng

Nuối tiếc ngày xưa trong cõi lặng

Giá kim đồng hồ quay ngược

Em ơi!

Rõ ràng, người xưa thì chưa thấy, nhưng ngày xưa và những kỷ niệm xưa thì vẫn còn. Và nói theo Lý Bạch thì “Người” có thể “không bao giờ về” nhưng “Hương” tình yêu thì “không bao giờ mất”.

Một nhà thơ luôn bền bỉ, miệt mài với chữ
Một nhà thơ luôn bền bỉ, miệt mài với chữ

Tất nhiên, không chỉ có “Nhớ cà phê phố” mà cả “Hoa sưa” và “Nhả tơ” cũng không hề kém cạnh. Một “Hoa sưa” với “Hoa sưa trắng nỗi niềm xưa”, thật đáng nhớ. Một “Nhả tơ” với “Ngỡ em nhả tơ từ kiếp trước/ Để anh ám ảnh một kiếp tằm” để rồi anh và em “như mắc lưới tình duyên”, cũng thật đáng nhớ!...

Còn những câu: “Cỏ sinh để mà xanh/ Héo vàng để thêm mượt lá” (“Cỏ và anh”), “Gói cả niềm yêu vào vạt áo” (“Không biết gì”), “Gió chiều phơ phất triền đê/ Còn đây vạt cỏ thầm thì hôm nao/ Đời người như giấc chiêm bao...” (“Gặp lại”) là những đơn vị thơ, chi tiết thơ đáng chú ý. Nên nhớ, trong thơ, đơn vị thơ, chi tiết thơ là rất cần thiết và là điểm nhấn cho mỗi bài thơ. Không có các chi tiết thơ, các đơn vị thơ, bài thơ không “đứng” được. Nói cách khác: Sở dĩ một bài thơ sống được trong lòng độc giả là nhờ các đơn vị thơ, các chi tiết thơ. Nhiều khi chúng như là những cái đinh đóng vào trí nhớ người đọc. Riêng “Khép - mở”, theo tôi là một tứ thơ lạ với nhiều ẩn ý hiện ra sau những khoảng mờ của chữ và nghĩa ở đằng sau hai câu hỏi không dễ trả lời:

Sân khấu đã sáng đèn

Sao nhìn không rõ mặt?

Cửa sông Hàn mênh mông

Mà hồn thơ lại khép?!

Hoặc ở đoạn kết bài “Tản mạn bên trong” gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm về nhân tình, thế thái trong thời cơ chế thị trường:

Mong là con người đích thực

Hãy BUÔNG tham vọng

“Để đón nhận

Cái ta có thể trở thành”

Đến với thơ có phần muộn màng do phải tập trung sức lực và thời gian để hoàn thành những trọng trách do Đảng, Nhà nước giao. Và dường như để bù lại phần muộn màng ấy, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã in trên 10 tập thơ với xấp xỉ cả nghìn bài thơ trong khoảng 12 năm (từ 2010 đến nay). Chỉ riêng số lượng thôi, đối với một người làm thơ cận kề tuổi bát thập, đã là đáng kể và đáng nể. Bằng sự bền bỉ và sự bứt phá theo cách của mình, thơ Nguyễn Hồng Vinh được ví như một thứ ánh sáng chậm.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến bài thơ “Ánh sáng chậm” của nhà thơ Bungari Bôgiđa Bôgilốp. Xin được trích bốn câu thơ dưới đây để khép lại bài viết này:

Các nhà thơ đến với đời chầm chậm

Ở trên ta như thể một vầng trăng

Một mặt trăng có lẽ đã chảy tan trong bóng tối của đêm

Để lại phía sau mây một vầng rạng sáng.

Xin nồng nhiệt chúc mừng tập thơ "Vang âm tiếng sóng" của nhà thơ, PGS,TS Nguyễn Hồng Vinh!

Phố Khuất Duy Tiến, đêm 27/9/2022

Nhà thơ Đặng Huy Giang

(Hội Nhà văn Việt Nam)

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm