Mùa Vu lan - chuyện đạo và đời theo quan niệm của giới trẻ
Hà Nội mùa Vu lan lặng lẽ Năng báo hiếu cho trọn mùa Vu lan Những cách thể hiện hiếu đạo của người dân trong mùa Vu Lan |
Lễ Vu lan đã trở thành một dịp để nhắc nhớ những thế hệ sau về đạo lý biết ơn cội nguồn, ơn cha mẹ sinh thành…
Hiếu thuận với cha mẹ là phẩm chất cơ bản nhất
Lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi ngục A Tỳ. Sau khi Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Việt Nam, qua nhiều thế hệ đã hình thành tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.
Ngày nay, lễ Vu lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, nó đã thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người.
Bạn Ngọc Trần đi du lịch tại thành phố Huế |
Bạn Ngọc Trần, 22 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chia sẻ: “Theo mình được biết lễ Vu lan báo hiếu hàng năm có ý nghĩa rất sâu sắc. Đây là dịp mà mọi người có thể vun đắp thêm lòng hạnh hiếu của mình. Mình nghĩ rằng Vu lan không chỉ có ý nghĩa với Phật tử mà thực sự đã trở thành một tập tục, lễ hội văn hóa mang tầm quốc gia của người Việt. Chính vì thế, mình luôn quan niệm “bách thiện hiếu vi tiên” - tức là hiếu thuận với bố mẹ là phẩm cách cơ bản nhất của một con người”.
Bạn Ngọc Trần cùng mẹ đi du lịch tại thành phố Huế |
Để cả năm đều là lễ Vu lan…
Bạn trẻ Phạm Việt Thắng, 23 tuổi, học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 bày tỏ: “Mình nghĩ rằng Vu lan là ngày ý nghĩa đối với tất cả mọi người. Cha mẹ chính là điểm tựa, là nguồn động viên vô cùng lớn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù chưa thật sự hoàn hảo nhưng bản thân mình luôn dặn lòng phải tự cố gắng để làm cho cha mẹ được hạnh phúc, tự hào về mình. Chỉ khi làm được như thế thì với mình ngày nào bố, mẹ cũng vui và ngày nào cũng là ngày Vu lan”.
Bạn Phạm Việt Thắng nỗ lực trở thành học viên Cảnh sát để mẹ tự hào |
Bạn Phạm Việt Thắng trong một giờ học tại trường |
Vượt hơn 1.000km từ mảnh đất Lâm Đồng đầy nắng và gió ra Thủ đô để theo đuổi ước mơ MC, biên tập viên truyền hình, mỗi dịp Vu lan lại làm bạn Phạm Thị Bích Ngọc (22 tuổi) hiện đang làm việc tại Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) bồi hồi xúc động.
“Từ ngày ra Hà Nội học tập và lập nghiệp, số lần mình về thăm nhà cứ thế thưa dần. Mình biết ba, mẹ rất nhớ . Bản thân mình cũng vậy. Khoảng cách địa lý cũng khiến cho nỗi nhớ nhân lên rất nhiều. Dù xa xôi nhưng mình tin những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.
Mỗi tối, mình đều tranh thủ gọi điện về cho gia đình để ba mẹ đỡ nhớ và an tâm hơn. Vì mình làm việc ở đài truyền hình nên cũng thường xuyên báo lịch phát sóng chương trình mình dẫn. Ba mẹ mình hay nói đùa với nhau là khi nào nhớ con quá thì mở ti vi lên xem. Mình hiểu rằng niềm vui của ba mẹ mình mỗi ngày đều thấy các con thêm trưởng thành và hạnh phúc”, Bích Ngọc chia sẻ.
MC trẻ Phạm Thị Bích Ngọc |
Cô gái trẻ cho biết thêm, lễ Vu Lan năm nay tuy không thể về nhà nhưng vẫn sẽ bày tỏ sự tri ân đến công lao sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ theo cách riêng của mình.
Vu lan - tri ân những anh hùng tuyến đầu chống dịch“Những ngày này cả nước ta đang gồng mình chống dịch. Hình ảnh những chiến sĩ tuyến đầu ngày đêm tận tụy hy sinh vì sức khỏe cả dân tộc khiến ai nấy đều rất xúc động. Lễ Vu lan năm nay, bạn trẻ hãy thêm lời cảm ơn tới đội ngũ y, bác sĩ, những cán bộ, chiến sĩ trong mỗi bệnh viện hay tuyến đầu chống dịch. Họ thực sự là những anh hùng vì sức khỏe và sự bình yên cho chính chúng ta”, bạn trẻ Nguyễn Mạnh Linh (Hà Nội) chia sẻ. |