Tag

Năng báo hiếu cho trọn mùa Vu lan

Văn hóa 01/09/2020 15:54
aa
TTTĐ - Dịch Covid-19, nhiều người nhận ra những giá trị thật của gia đình, đặc biệt là đấng sinh thành. Năm nay, thay vì đến chùa lễ bái đốt vàng mã linh đình như mọi năm, khá nhiều người chọn những việc làm thiết thực, ý nghĩa hơn để báo hiếu mùa Vu lan.
Làm gì trong lễ Vu Lan để báo hiếu cha mẹ?

Gạt bỏ tâm lý “tháng cô hồn”

Do thông tin không đầy đủ, một số bạn trẻ rất ngại, thậm chí là sợ tháng 7 âm lịch với tâm lý đây là tháng “cô hồn”, dễ gặp xui xẻo, đen đủi.

Các chuyên gia về khoa học xã hội đều khẳng định từ trước đến nay chưa hề có nghiên cứu, thống kê nào khẳng định điều đó. Tất cả đều xuất phát từ quan niệm dân gian, rằng đây là tháng xá tội vong nhân, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ môn quan để các vong linh được trở lại dương gian thăm người thân. Trong số những vong linh đó có cả những cô hồn dã quỷ không được thờ tự, sẽ đi lang thang và có thể quấy rối, trêu chọc, phá phách người sống.

Từ đó, người ta cho rằng, trong tháng này nên kiêng cữ cẩn thận, tránh tiến hành những việc đại sự để không bị vong quấy, kết quả không được như ý.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do tháng 7 âm lịch là mùa mưa ngâu, cũng là thời điểm chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu nên thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường. Người thì dễ ốm, nhà xây lúc này nếu dính nước mưa thì gỗ dễ mục, nếu xây bằng gạch và vôi thì không chắc chắn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Do đó từ thời xưa, người Việt Nam có xu hướng tránh làm nhà (công việc thuộc hàng đại sự bậc nhất) vào tháng này. Đây có thể là một phần nguyên nhân thực tế của tục kiêng làm việc lớn trong tháng cô hồn và quan niệm tháng cô hồn làm gì cũng hỏng.

Gần đây, trên mạng xã hội có rất nhiều bài viết lan truyền chia sẻ ý nghĩa thực chất của tháng bảy âm lịch. Theo đó, thực chất đây là tháng tốt, không phải là tháng xấu như nhiều người vẫn quan niệm xưa nay.

4911 118593716 10214309863495608 5192946401501168362 n
Mâm cỗ chay một bạn trẻ chuẩn bị để tưởng nhớ đến người cha đã khuất của mình trong mùa Vu lan

Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, tháng nào cũng như nhau, ngày tốt ngày xấu là trong quan niệm, việc kiêng kỵ làm việc lớn trong tháng 7 chỉ là chuyện tín ngưỡng, không tính đến đúng sai và không ai có thể kiểm chứng đúng sai. Con người có niềm tín ngưỡng là để yên tâm về mặt tâm lý, nhưng không nên biến nó thành mê tín tiêu cực, vì thành công hay thất bại chính là phụ thuộc vào chúng ta.

Theo quan điểm Phật giáo, không có ngày tháng nào là ngày tháng xấu, đen đủi, cần kiêng kỵ hay né tránh cả. Chỉ cần mỗi người sống lương thiện, làm nhiều việc tốt, không phạm phải những điều xấu thì tự nhiên vận may sẽ đến.

Phật giáo Việt Nam cũng gọi tháng Bảy là tiết “xá tội vong nhân” vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đọa trong chốn khổ đau được siêu thoát. Vì thế, vào những ngày này, người ta bày biện lễ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ... để tỏ lòng hiếu đạo, đồng thời cũng sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung) thường gọi là thí thực cô hồn.

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn. Đây là một nét đẹp rất nhân văn và cao cả của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Cúng cô hồn trước hết là để những người chết vất vưởng không ai cúng bái, không ai dâng lễ cho ăn cũng được một ngày no nê. Chúng ta không chỉ chăm lo cho tổ tiên, người đã khuất của mình mà còn biết quan tâm đến vong linh không may mắn.

Như vậy, triết lí nhân sinh đó rất nhân văn, tương tự quan niệm “trần sao âm vậy”, tức là chúng ta thường làm từ thiện quanh năm với người có hoàn cảnh kém may mắn thì cũng làm tương tự như vậy với các vong hồn kém may mắn, dù chỉ trong một ngày nhưng cũng thể hiện đạo lí làm người sống tròn đầy, có trước của sau của người Việt Nam ta.

Bên cạnh đó, lễ “xá tội vong nhân” theo quan niệm nhà Phật cũng là để cầu cho những vong hồn đang vất vưởng nơi dương gian được siêu thoát và đầu thai, chứ không mang hàm ý thực dụng là đuổi kẻ quấy phá để bản thân mình được yên ổn.

Sống trọn vẹn hơn trong mùa Vu lan

Đặc biệt, với các Phật tử, tháng bảy âm lịch lại là những ngày đem lại sự bình an vì là tháng Vu lan báo hiếu, rằm tháng bảy lại chính là ngày Chư Tăng thêm tuổi hạ, ngày Đức Phật hoan hỷ. Mỗi phật tử đều xem tháng bảy chính là khoảng thời gian giúp trau dồi tâm tính và đức hạnh.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trong Phật giáo không có tháng nào là tháng cô hồn mà chỉ có mùa Vu Lan báo hiếu ứng với tháng Bảy âm lịch hàng năm.

Theo đó, trong Phật giáo có “tứ ân” (bốn ơn) gồm: Ân Tam Bảo, ân quốc gia xã hội, ân cha mẹ sinh thành - thầy cô dạy bảo và ân tất thảy mọi loại chúng sinh. Riêng tháng Bảy âm lịch hàng năm, người ta nặng về báo ân cha mẹ nên mới có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Bảy”. Từ đó hình thành nên mùa tri ân - báo ân còn gọi là mùa Vu lan báo hiếu.

Trọng tâm của lễ Vu lan báo hiếu nhằm giáo dục cho người Phật tử về lòng hiếu thảo, nhớ ơn các đấng sinh thành để từ đó mà tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo và thiện tâm với cuộc đời.

4916 700357315e71b72fee60
Đây cũng là dịp để mỗi người tri ân công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

Năm nay, do dịch Covid-19, nhiều người không đến đền, chùa để lễ bái, cầu cho cha, mẹ được vong linh mát mẻ. Với việc tuyên truyền các quy tắc ứng xử, nếp sống văn minh rất hiệu quả của thành phố Hà Nội, nhiều người cũng không chọn cách đốt nhiều vàng mã, đua nhau mua những thứ đồ vàng mã tiện nghi của thế giới hiện đại như smartphone, đồng hồ, máy tính bảng, xe máy, ô tô… xuống “cõi âm” nữa.

Thay vào đó, họ tập trung vào làm những việc làm rất thiết thực, gần gũi hơn. Có người thì thành tâm ăn chay, làm cỗ chay với những món hết sức lạ mắt để dâng cúng cha, mẹ đã khuất. Người thì tự tay chế biến những món ăn mà bố hoặc mẹ mình lúc sinh thời thích ăn, dành cả ngày để biến không gian ngôi nhà của mình trở nên ấm cúng hơn như lúc bố mẹ còn sống.

Đặc biệt, rất nhiều người chọn cách đưa hình ảnh mâm cỗ cúng và nhất là những câu chuyện, kỉ niệm về bậc sinh thành của mình lên mạng xã hội. Tất nhiên, một phần trong đó cũng có ý nghĩa “khoe” nhưng đó cũng là một cách tưởng nhớ có sức lan tỏa diệu kì. Có rất nhiều bạn trẻ đã viết ra nỗi lòng, tâm sự, kỉ niệm, kể cả những điều hối tiếc chưa làm được khi bố mẹ còn sống khiến cộng đồng mạng xúc động.

4919 gia dinh
Sum vầy, đoàn tụ cũng là cách để chúng ta khiến cha mẹ vui lúc tuổi già

Thời đại kĩ thuật số, không phải mọi thứ trên mạng internet đều là ảo. Face book bây giờ cũng như một cuốn nhật kí mở và những việc làm tốt đẹp này cũng tạo nên hiệu ứng lan truyền khiến những quan niệm, lề thói cũ thay đổi. Các bạn trẻ biết bày tỏ cảm xúc, sống với những giá trị thật và gần gũi, cần thiết với cuộc sống của mình hơn.

Trong khi đó, rất nhiều bạn trẻ chọn cách về bên gia đình, gần với bố mẹ mình hơn, sống lại những tháng ngày thơ bé để được mãi mãi yêu thương trong vòng tay chở che của cha, của mẹ. Ngọc Mai, một bạn trẻ ở quận Đống Đa cho biết mình bận trực ngày 2/9 nên tranh thủ từ tuần trước đã về quê ở với bố mẹ trọn vẹn 2 ngày cuối tuần mà không sợ bị giục cưới chồng như mọi lần. “Bố mẹ yêu thương, lo lắng cho mình nên mới giục. Mình chưa có “đối tượng” nhưng cứ sống vui vẻ, thoải mái là bố mẹ cũng yên lòng rồi”, Mai tâm sự.

Có người thì làm những việc khiến cha mẹ bất ngờ như tặng hoa, chuyển tiền vào tài khoản, mời bố mẹ đi du lịch… Tất cả những việc làm này đều hướng đến một điều duy nhất là báo hiếu đấng sinh thành, mong cha mẹ vui khỏe tuổi già.

Vẫn biết “cả đời là tiết Vu lan” nhưng mỗi năm có một mùa để chúng ta tô đậm thêm niềm hiếu kính, đó cũng việc rất nên làm.

Báo hiếu khi cha mẹ còn bên cạnh chúng ta Báo hiếu khi cha mẹ còn bên cạnh chúng ta
Làm gì trong lễ Vu Lan để báo hiếu cha mẹ? Làm gì trong lễ Vu Lan để báo hiếu cha mẹ?
Mùa Vu Lan đọc “Gió ngũ sắc” của Nguyễn Quang Hưng Mùa Vu Lan đọc “Gió ngũ sắc” của Nguyễn Quang Hưng

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm