Tag

Mùa xuân của lòng người

Giáo dục 28/01/2025 08:00
aa
TTTĐ - Tết Nguyên đán - dịp đoàn viên, sum vầy, là khoảng thời gian mong chờ của mọi người. Tuy nhiên ở vùng núi cao xa xôi, nơi những người giáo viên ngày đêm miệt mài "gieo chữ", Tết mang một ý nghĩa rất khác.
Ấm lòng người lao động đón Tết Tấm lòng người Hà Nội gốc gửi về Thủ đô

Dành cả thanh xuân bám trường, bám bản

Khi những bông đào, bông mận bật tung khoe sắc trên những cung đường quanh co rẻo cao Tây Bắc cũng là lúc Tết đến, Xuân về. Tết vùng cao không phải là sự ồn ào, náo nhiệt, mà là những khoảnh khắc bình yên, nơi thiên nhiên và con người giao hòa trong không gian thanh tịnh của miền núi. Tết ở vùng cao trở nên đặc biệt hơn khi nơi đây có những thầy, cô đang ngày đêm bám bản “gieo chữ”.

Nhớ lại những ngày đầu xa gia đình về công tác tại một huyện xa xôi của tỉnh Điện Biên, chị Nguyễn Thị Chuyên chia sẻ, năm 2007, tốt nghiệp mái trường sư phạm, cô nộp hồ sơ xin việc tại Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Sau đó, cô giáo trẻ được phân công công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 200km.

Cô giáo Nguyễn Thị Chuyên nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo
Cô giáo Nguyễn Thị Chuyên nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo

Bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình gắn bó với mảnh đất Mường Nhé, cô Nguyễn Thị Chuyên - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Toong số 1 nói: “Thời gian thấm thoát trôi đi, đến nay tôi đã được 17 năm vào nghề, cũng là tròn 17 năm bám bản rồi”.

Chị Chuyên hiện đang dạy lớp 3A2 với tổng 31 học sinh, trong đó có 27 em là dân tộc thiểu số. Hằng ngày, ngoài công việc giảng dạy thì cô còn phải chăm sóc bán trú. “Ngày nào, mình cũng đến xem phòng ở của các em và hướng dẫn học sinh ăn bữa trưa, bữa tối ở tại trường. Buổi tối, các thầy, cô lại thay nhau trực, đến lúc nào các con ngủ ổn định thì mới hết một ngày làm việc”.

Nhìn sự thân thiện của chị Chuyên, ít ai nghĩ hành trình 17 năm gieo chữ nơi vùng cao này lại chất chứa nhiều ký ức vất vả, gian khó đến vậy. Ngày trước, nhận quyết định về công tác tại điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Toong số 1, chị Chuyên chẳng nghĩ gì nhiều ngoài khát khao được ươm những mầm xanh nơi vùng đồng bào dân tộc ít người, nơi con chữ vẫn còn là thứ khá xa lạ đối với nhiều người dân.

Cô Chuyên tận tình chăm sóc học sinh
Cô Chuyên tận tình chăm sóc học sinh

“Năm 2007 mình lên đây công tác, khi ấy mọi thứ không như những gì trong trí tưởng tượng của mình. Lên đến đây điện không có, sóng điện thoại cũng không. Để di chuyển quãng đường 200km từ thành phố Điện Biên Phủ đến với Mường nhé, bọn mình phải đi mất một ngày đường. Đã thế, khi về nhận công tác tại trường, mình được phân công đi dạy tại điểm lẻ, cách trường khoảng 10km nữa. Lúc đó đường rất khó đi, trời nắng ráo mới đi được xe đạp, xe máy, còn trời mưa thì chúng tôi phải đi bộ. Có những ngày trời mưa dầm, lên đến điểm trường người lấm lem bùn đất, nhìn lại bản thân mình chỉ muốn khóc. Tuy nhiên khi nhìn những ánh mắt trong sáng, mong chờ của học sinh, mình lại cố gắng…”, cô Chuyên nhớ lại.

Đời sống của bà con miền núi dù còn nghèo, thiếu thốn đủ thứ, đường đi lại rất khó khăn nhưng các em nhỏ nơi đây không có hiện tượng bỏ học không có lý do. Bởi lẽ: “Giáo viên chũng mình đã cùng ăn, cùng ở với bà con. Thậm chí, những ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, chúng mình cùng theo bà con đi lên nương, giúp đỡ họ việc đồng áng. Vì thế, giáo viên gần như lấy được niềm tin tuyệt đối đối với bà con. Người dân nơi đây cũng rất quý thầy cô giáo, tình cảm của họ khiến chúng mình càng có thêm sức mạnh để cống hiến”, cô giáo Chuyên tâm sự.

Đối với các em nhỏ dân tộc thiểu số, chị Chuyên và các thầy cô giáo tại đây phải sáng tạo ra những phương pháp dạy học đặc biệt. “Tùy từng lớp, tùy từng đối tượng học sinh mà mình áp dụng những phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với các con. Bây giờ được sự đầu tư của Nhà nước, trường học nơi mình đang dạy đã có điện, mạng internet, máy tính, máy chiếu, đủ trang thiết bị để tổ chức các hoạt động giống như ở dưới xuôi, chúng mình cũng đem những bài giảng hiện đại để các em học sinh nơi đây tiếp cận một cách sinh động hơn”, chị Chuyên tiết lộ.

Những cành đào phai đã hé nụ, hương xuân đang tràn ngập trên khắp các sườn đồi, vạt rừng, len lỏi trong từng nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Trong không khí xuân vùng cao ấy, vẫn còn những tâm tư về khó khăn của giáo viên nhưng gạt đi những trở ngại đó, mỗi thầy, cô đều đang nỗ lực từng ngày, gắn bó với trường, với lớp, với đàn em thơ, tin tưởng một ngày không xa, con chữ sẽ làm đổi thay vùng đất khó này.

Hành trang là lòng yêu nghề, mến trẻ

20 năm gắn bó với mảnh đất vùng cao, cô giáo Phạm Thị Trại đã có nhiều cống hiến cho giáo dục mầm non huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dù ở cương vị nào, chị Trại vẫn tỏa sáng tấm gương nghề giáo, nêu cao tinh thần yêu nghề, mến trẻ.

Cô Phùng Thị Trại vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Cô Phùng Thị Trại vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Điểm trường Tổng Kim, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm ở khu vực đồi núi hiểm trở, đa số dân nơi đây là người dân tộc thiểu số, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, đi rừng, học sinh chưa biết tiếng phổ thông. Đây là nơi cô giáo Phạm Thị Trại bắt đầu sự nghiệp trồng người.

Vào thời điểm ấy, điểm trường nơi chị Trại dạy học chỉ là một túp lều nhỏ, phần mái được lợp bằng lá cọ. Khi đó cô giáo Trại mới hơn 20 tuổi, cô chỉ biết tự động viên bản thân vượt qua những khó khăn ban đầu bằng tình thương với học trò và niềm đam mê mãnh liệt với nghề giáo.

Để lớp học đỡ dột nát, chị Trại và các giáo viên khác phối hợp với phụ huynh cùng nhau cải tạo. Mái lá cọ dần được thay bằng những tấm fibro xi măng cũ, trong các lớp học được giáo viên trang trí bằng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo không gian lớp học cuốn hút trẻ và cũng để tiếp thêm sức mạnh tiếp tục sự nghiệp trồng người. Đến năm 2009, lớp học được xây kiên cố hơn, nỗi lo mỗi khi trời mưa gió của cô và trò cũng dần vơi đi.

Để cải thiện bữa ăn bán trú, bổ dung dinh dưỡng cho học sinh, chị Trại cùng tập thể giáo viên nhà trường tích cực trồng rau, nuôi gà, phối hợp với phụ huynh làm đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, huy động tối đa các nguồn tài trợ mua sắm đồ dùng thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Ngoài ra, chị Trại còn nghĩ ra phương pháp cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua đồ dùng trực quan, dạy trẻ từng chút một để học sinh hiểu ngôn ngữ tiếng phổ thông.

“Tôi yêu những đứa trẻ, thấu hiểu và cảm thông những khó khăn của vùng núi nên quyết tâm gắn bó lâu dài với giáo dục vùng cao”, cô Trại tâm sự.

Bằng tình yêu với nghề, sự tận tâm trách nhiệm sau 5 năm làm giáo viên chị Trại đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo quản lý tại trường Mầm non Vĩnh Yên. Sau 16 năm gắn bó với trường Mầm non Vĩnh Yên, đến năm 2021 cô giáo Phạm Thị Trại được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Tiến.

Trong công tác chuyên môn, cô Trại luôn chú trọng tạo môi trường tiếng Việt bằng các hình thức cụ thể như: Trang trí tranh ảnh, hình vẽ gần gũi với trẻ; đồ dùng, đồ chơi thân thiện, các dụng cụ học tập của học sinh đều có gắn biểu tượng và chữ tiếng Việt; hàng ngày giáo viên cho trẻ sử dụng, tạo cho các bé thói quen và sự ghi nhớ cách phát âm tiếng Việt.

Mục tiêu về công tác giáo dục của cô Trại gắn liền với sứ mệnh của nhà trường. Trong đó, tập trung phát triển toàn diện ở trẻ về “đức, trí, thể, mĩ”. Cùng với đó, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng theo lứa tuổi và tạo cho trẻ môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh trong môi trường giáo dục hạnh phúc.

Cô giáo Trại đã nghĩ ra phương pháp cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua đồ dùng trực quan
Cô giáo Trại đã nghĩ ra phương pháp cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua đồ dùng trực quan

Với những gì đã làm được, cô giáo Phạm Thị Trại được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên đánh giá cao về công tác quản lý. Trường mầm non Tân Tiến nơi cô quản lý, 100% giáo viên đạt chuyên môn khá, giỏi. 99% trẻ là người dân tộc thiểu số được tăng cường Tiếng Việt, trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp tiếng phổ thông thành thạo, được ngành giáo dục huyện lựa chọn “điểm” mô hình tăng cường Tiếng Việt…

Lên miền núi công tác, cô giáo Chuyên, cô giáo Trại chọn gắn bó với học sinh và đồng bào vùng cao, nơi những thiếu thốn về vật chất không làm lung lay ý chí và tình yêu nghề. Đón Tết ở vùng cao xa xôi, hẻo lánh, giáo viên không chỉ là người thắp lên niềm vui cho học trò bằng những tình thương yêu, bữa cơm ấm cúng, mà còn là cầu nối đưa văn hóa Tết truyền thống đến gần hơn với các em.

Những chiếc bánh chưng tự tay gói, những tiếng cười rộn ràng bên bếp lửa bập bùng trong đêm giao thừa không chỉ xua đi cái lạnh giá nơi núi rừng mà còn làm sáng lên niềm hy vọng cho tương lai. Thầy cô nơi đây không chỉ dạy chữ, mà còn gieo niềm tin và yêu thương, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc. Một cái Tết giản dị nhưng tràn đầy ý nghĩa, bởi nơi biên viễn, những người "gieo chữ" đã làm nên một mùa xuân đặc biệt - mùa xuân của lòng người.

Đọc thêm

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm Giáo dục

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025 tại trường THPT Thọ Xuân, Đan Phượng. Chương trình có sự tham gia của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó gian hàng tư vấn của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thu hút đông đảo học sinh quan tâm, đặc biệt là với nhóm ngành dễ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Xem thêm