Tag

Mượn máy xét nghiệm Covid 19, sao không tôn vinh, khen thưởng người cho mượn?

Tiêu điểm 01/05/2020 09:10
aa
Có người ủng hộ mấy triệu đồng mua khẩu trang, vài chục bộ quần áo bảo hộ chống Covid 19 còn biểu dương, ngợi khen tưng bừng trên báo, trên mạng. Vậy mà, chỉ đến khi Công an điều tra bắt giam và khởi tố ông giám đốc CDC Hà Nội và đồng bọn, thì dư luận cả nước mới biết lòng tốt doanh nhân cho các tỉnh mượn máy xét nghiệm Covid 19 hàng tỷ đồng?
muon may xet nghiem covid 19 sao khong ton vinh khen thuong nguoi cho muon
Nguyễn Nhật Cảm (ngoài cùng bên trái) – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) cùng các đồng phạm

Từ trước đến nay, chưa đợt dịch bệnh nào, việc mua sắm trang thiết bị y tế lại ầm ĩ, ồn ào, náo loạn, bị phán xét nhiều như dịch Covid-19. Ầm ĩ, ồn ào bởi sự việc bị phát lộ, mới thấy người ta “ăn không từ một cái gì”. Bắt đầu từ thông tin cơ quan điều tra bắt giam phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC).

Ông này cùng đồng bọn gian lận, câu kết, thông đồng thổi vống giá Hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm virus Covid 19 từ 2,3 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng. Náo loạn và bị phán xét bởi mọi người mới vỡ ra, không chỉ CDC Hà Nội mà còn nhiều nơi khác cũng mua hệ thống máy xét nghiệm Covid 19 với giá cao ngất ngưởng. Phán xét bởi “bứt dây động rừng”, có nơi thì bảo máy… đi mượn; có chỗ đàm phán hạ giá.

Thì đây, “UNND Quảng Nam duyệt chi mua máy 7,56 tỉ đồng, sau đó thương lượng với nhà cung cấp nên giảm xuống còn 7,2 tỉ đồng”. Còn ở Thái Bình, “… tỉnh này cho biết đã đàm phán và được giảm giá từ trên 6 tỉ còn 5,8 tỉ đồng, chưa tính các quyền lợi bảo hành cùng vật tư y tế kèm theo sau khi họ đã mua hệ thống thiết bị xét nghiệm Realtime PCR”.

Giá cao đến khó hiểu là Sở Y tế Quảng Ninh ký hợp đồng với nhà thầu 8,4 tỉ đồng. Nhưng, lại có chuyện hồi hộp là “Sau khi khi cơ quan điều tra Bộ Công an làm việc với Quảng Ninh, ngày 23/3, Sở Y tế đã ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu, giá giảm còn 7 tỉ đồng. Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh cho biết giá hệ thống này hiện chỉ còn 5,2 tỉ đồng tức đã được giảm tiếp thêm 1,8 tỉ đồng so với phụ lục ngày 23/3”.

Một số tỉnh khác cũng mua Hệ thống Realtime PCR với giá ở trên trời như: Bệnh viện đa khoa Ninh Bình là 7,9 tỷ đồng. Sở Y tế Quảng Nam mua 7,2 tỷ đồng….

Câu chuyện mua trang thiết bị y tế đội giá lên mây đang được đem ra mổ xẻ, phân tích và nhận xét thì thông tin: Quảng Trị mua “máy xét nghiệm Realtime PCR có giá 1,65 tỷ đồng, máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ giá hơn 1 tỷ”; còn Quảng Bình cũng mua với giá rất rẻ với “mức giá mà tỉnh phê duyệt mua máy khoảng 3 tỷ đồng gồm giá máy hơn 1,6 tỷ, còn lại là hệ thống tách chiết và một số phụ kiện”. Rồi lại thêm một thông tin chấn động nữa: Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường thường được gọi bằng cái tên quen thuộc “Cường đô la” mua máy xét nghiệm Realtime PCR tặng nhân dân tỉnh Gia Lai cũng chưa đến 2 tỷ đồng.

Có thể các hãng sản xuất khác nhau, hiệu suất các máy khác nhau, nhưng theo các doanh nhân chuyên cung cấp thiết bị y tế thì “thiết bị xét nghiệm Realtime PCR không chênh lệch giá nhiều giữa các nhà cung cấp”. Các thông tin nóng hổi, đúng lúc này như một cái tát vào thị trường trang thiết bị y tế. Dân gian có câu “của rẻ là của ôi”. Hai tỉnh miền Trung này mua máy xét nghiệm Realtime PCR chưa đến 2 tỷ đồng một máy (tương đương với máy CDC Hà Nội mua 7 tỷ đồng), và máy xét nghiệm tỉnh Gia Lai được tặng không phải của rẻ.

Thực ra, là họ mua… đúng giá. Giá sát thực với giá thành của nhà sản xuất cộng với giá lưu thông đến người sử dụng, nên nên chắc chắn không phải của ôi. Có thế nói mùa đại dịch Covid 19 đang náo loạn giá cả thị trường mua bán trang thiết bị y tế. Nơi nào mua đắt, và thất thoát kinh phí thì dân chịu thiệt. Chỗ nào mua đúng giá thì dân được nhờ.

Trong khi thị trường mua bán máy xét nghiệm Realtime PCR lên tận giời, thì giá mua của Quảng Bình, Quảng Trị có khác gì… phá giá. Cũng là người Nhà nước, cũng là cơ quan nhận ngân sách Nhà nước đi mua, mà nơi vén tay đốt nhà táng, nơi chắt bóp từng đồng. Có ông doanh nhân nói: “Tiền nhiều để làm gì?”. Tiền nhiều để có lúc mà làm việc có ích như anh “Cường đô la” chứ làm gì? Có người bình luận rằng: Cùng một lúc, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường làm được hai việc: Một là làm từ thiện cho đồng bào. Hai là, lật mặt những kẻ gian lận cấu kết với nhau móc ruột Nhà nước.

Có người nói, thị trường trang thiết bị y tế càng về cuối càng có nhiều kịch tính. Mọi tốt xấu cũng hiển lộ. Có người bị bóc mẽ. Có kẻ “bỏ của chạy lấy người”. Vui nhất và cũng nhiều phán xét nhất là khi biết nhiều địa phương nói Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR mà họ đang sử dụng là đi mượn, là dùng thử, chưa mua. Đầu tiên là Hải Phòng.

“Lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng và Sở Y tế khẳng định dù Hải Phòng đã lắp đặt máy xét nghiệm nhanh Covid -19 nhưng mới chỉ dừng ở việc doanh nghiệp cho mượn để dùng thử. Các địa phương khác như Bắc Giang, Lào Cai, Bình Thuận và bệnh viện khác như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Phổi trung ương… cũng nói rằng máy mượn dùng, chứ chưa mua.

Còn nhớ ngày 22 tháng 3 vừa rồi, “người dân TP Hải Phòng đã không khỏi phấn khởi khi Sở Y tế Hải Phòng cho biết, thành phố đã trang bị máy xét nghiệm Covid-19, được lắp đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng đã chính thức hoạt động. Máy có thể xét nghiệm tối đa được 288 mẫu trong 1 ngày, giúp thành phố chủ động trong công tác phòng, chống dịch, thay vì phải gửi tất cả các mẫu cần xét nghiệm lên Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương”.

Lúc đó ai cũng nghĩ cũng hiểu là Sở Y tế Hải Phòng mua bằng nguồn ngân sách nhà nước. Bây giờ, dư luận mới ngỡ ngàng rằng Hải Phòng chưa mua, mà đi mượn về để dùng. “Lý giải về việc lắp đặt máy để dùng trước khi làm hợp đồng mua bán, Sở Y tế Hải Phòng cho biết đơn vị cung cấp đồng ý cho chạy thử trước 1 – 2 tháng để đánh giá sự hiệu quả. Hiện nay, Hải Phòng vẫn đang sử dụng hệ thống xét nghiệm Realtime PCR mượn của Công ty TNHH Y tế Phương Đông”. Chuyện bất ngờ quá!

Mượn được máy tư nhân hàng tỷ đồng để xét nghiệm virus Covid 19 cho đồng bào?

Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR hàng tỷ đồng, chứ đâu phải cái cày cái cuốc. Máy móc, trang thiết bị y tế thường là chính xác, tinh vi, đắt tiền. Giá hàng tỷ đồng, đem hệ thống máy cho mượn, bóc tem ra rồi, đập hộp rồi, thì bán ai mua? Máy đã qua sử dụng cũng như ti vi, như cái điện thoại di động đã xài cũ rồi, bán mất giá lắm. Vậy mà, lại có chuyện nhiều địa phương, trung tâm y tế mượn được máy xét nghiệm rất đắt tiền của tư nhân.

muon may xet nghiem covid 19 sao khong ton vinh khen thuong nguoi cho muon
Hải Phòng vẫn sử dụng hệ thống xét nghiệm Realtime PCR mượn của Công ty TNHH Y tế Phương Đông

Chuyện quá lớn, chỉ có một trong ba khả năng xảy ra: Một là, các vị doanh nhân cho Nhà nước mượn máy là dại khờ dại khạo. Điều này thì rất khó xảy ra, họ phải là người kinh doanh tinh ranh lọc lõi, chứ không thì thương trường đốn ngã từ lâu rồi. Hai là, các doanh nhân chủ máy biết đầu tư sâu, đầu tư cho tương lai theo cách “thả con săn sắt, bắt con cá quả”.

Mưu đồ bán trang thiết bị không phải một mùa dịch mà bán năm này qua năm khác. Ba là, các vị doanh nhân yêu nước, nhiệt tình thực sự, dù “của đau con xót” nhưng cũng xuất máy cho mượn để đóng góp sức người sức của cho công cuộc phòng chống giặc virus Covid 19 của tỉnh nhà?

Nếu điều cao cả thứ ba xảy ra và đã trở thành sự thật, thì lãnh đạo tỉnh thành, Ban Tuyên giáo, Ban Thi đua khen thưởng đã bỏ quên các doanh nhân là gương người tốt việc tốt chói lòa của địa phương. Một hành động trượng nghĩa tốt đẹp, cao cả giữa mùa đại dịch hoành hành. Sao không nhân điển hình, sao không tôn vinh, sao không tặng bằng khen, giấy khen?

Cũng lạ, các ông lãnh đạo y tế địa phương ấy cũng thờ ơ với sự giúp đỡ hào hiệp này. Người ta “xả thân” giúp địa phương, giúp ngành y tế của mình mà cứ lờ đi, im ỉm, không thông báo và chia vui với đồng nghiệp, với nhân dân. Chẳng biết các ông doanh nhân ấy có tự ái, tủi thân không, hay chỉ biết “cho đi là nhận lại”?

Càng lạ, cả chục ông doanh nhân bóc tem, đập hộp máy giúp các tỉnh, lại cùng lặng im “áo gấm đi đêm”, giấu hẳn cái hành động cao cả lẽ ra phải được khuếch trương, PR cho doanh nghiệp?

Dư luận và truyền thông cũng để lọt các thông tin quý hiếm này. Có người ủng hộ mấy triệu đồng mua khẩu trang, vài chục bộ quần áo bảo hộ chống Covid 19 còn biểu dương, ngợi khen tưng bừng trên báo, trên mạng. Vậy mà, chỉ đến khi Công an điều tra bắt giam và khởi tố ông giám đốc CDC Hà Nội và đồng bọn, thì dư luận cả nước mới biết lòng tốt doanh nhân cho các tỉnh mượn máy xét nghiệm Covid 19 hàng tỷ đồng?

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến thành ngữ “bứt dây động rừng”. Chỉ cắt, rút một sợi dây mà làm rung chuyển cả cánh rừng. Sự việc Công an điều tra bắt giam, khởi tố phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) như một tiếng sét đánh vào thị trường mua bán náo loạn thiết bị y tế giữa đại dịch virus Covid-19. Nơi này đã dừng lại đàm phán giảm giá tiếp. Nơi kia “đi mượn” máy, dùng thử. Thôi thì “tái ông thất mã”. Cán bộ ai vẫn ở chỗ đó là mừng rồi. Nhân dân ta được lợi là tiền thuế đóng vào ngân khố quốc gia không bị bòn rút thêm nữa, lại càng mừng.

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm