Tag

Năm APEC 2017 và vai trò chủ nhà của Việt Nam

Thế giới 24h 06/11/2017 13:29
aa
TTTĐ.VN - Sau một thời gian dài tích cực chuẩn bị, hôm nay (6/11) là ngày đầu tiên bắt đầu Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC.

Năm APEC 2017 và vai trò chủ nhà của Việt Nam

Việt Nam chính thức gia nhập APEC vào năm 1998 và đã trở thành thành viên tích cực với nhiều đóng góp cho APEC. Trong đó phải kể đến việc đảm nhận thành công vai trò chủ nhà APEC vào năm 2006, tham gia chủ động và tích cực trong tiến trình hợp tác APEC.

Nhằm thể hiện chủ đề Năm APEC 2017 và tiếp nối APEC 2016, với vai trò là chủ nhà, Việt Nam tiếp tục duy trì đà phát triển, hợp tác trong APEC, thúc đẩy liên kết cũng như thương mại, đầu tư trong khuôn khổ APEC.

Ngay từ đầu năm, Việt Nam đề ra chủ đề "Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung" và 4 ưu tiên: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Tăng cường liên kết kinh tế sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

4 ưu tiên cùng chủ đề APEC 2017 "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" do Việt Nam đề xuất được cho là phù hợp với bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang cần động lực tăng trưởng mới.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng việc chọn được chủ đề và 4 hướng ưu tiên lớn cho APEC Việt Nam 2017 nhận được sự nhất trí cao, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm tổ chức thành công Năm APEC 2017, kiến tạo một APEC vì người dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu.

“Thế và lực của Việt Nam đã khác”

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao khẳng định, so với năm 2006 - năm đầu tiên Việt Nam đăng cai APEC, năm 2017 có 2 khác biệt thể hiện rất rõ là sự thay đổi về môi trường khu vực và quốc tế, thế và lực của Việt Nam đã khác trước rất nhiều.

Tuần lễ cấp cao APEC sẽ diễn ra tại TP. Đà Nẵng từ ngày 6-11/11/2017 tới đây là sự kiện chính trị - kinh tế quan trọng của Việt Nam và thế giới, là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Việt Nam sẽ đón tiếp khoảng 10.000 đại biểu khu vực và quốc tế tham dự Tuần lễ cấp cao.

Đối với Việt Nam, đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ với tất cả các nền kinh tế thành viên APEC, lãnh đạo Việt Nam sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với tất cả các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên. Đặc biệt là với 13/25 đối tác chiến lược của Việt Nam trong APEC, nhất là 4 chuyến thăm chính thức song phương tới Việt Nam.


Cùng với đó, việc tham gia APEC đã góp phần nâng cao nội lực của đất nước, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam với các đối tác APEC. APEC hiện chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 79% tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

"Là thành viên APEC, chúng ta có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu…. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của Việt Nam có điều kiện trưởng thành thêm thông qua triển khai các cam kết và dự án hợp tác của APEC", Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Ngoài ra, việc tham gia và giải quyết các vấn đề, quan tâm chung của APEC về tăng trưởng và liên kết kinh tế cũng như nâng cao vai trò của Diễn đàn đã khẳng định hình ảnh Việt Nam đổi mới, năng động, gắn kết khu vực, góp phần tạo thêm thế và lực mới cho Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.


Năm APEC 2017 và vai trò chủ nhà của Việt Nam

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, việc tham gia APEC đem lại giá trị nhất định cho Việt Nam.

“Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC”

Tiến sỹ Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhấn mạnh, Việt Nam với vai trò chủ nhà đã đặt ra chủ đề cũng như những ưu tiên trong hoạt động của Năm APEC 2017 để có được những kết quả tốt nhất. Những sáng kiến của Việt Nam đưa ra đã được các nền kinh tế khác ủng hộ. Tất cả các sáng kiến đều sẽ được trình lên các lãnh đạo APEC để cho ý kiến cuối cùng. Lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã nhất trí rằng họ muốn thấy nhiều việc được triển khai hơn nữa nhằm hướng tới một Cộng đồng APEC bao trùm hơn.

Là nước chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và được các nền kinh tế thành viên đồng tình, trong đó có sáng kiến về tăng trưởng bao trùm (kinh tế, tài chính và xã hội) và xây dựng một cơ chế thảo luận về tầm nhìn APEC sau 2020. Việt Nam đã khởi động một số vòng đối thoại và đưa ra một số sáng kiến để tìm hiểu về tính bao trùm trong phát triển kinh tế, làm sao thương mại có thể giúp phát triển kinh tế, tính bao trùm trong tài chính, ai là người hưởng lợi trong những đầu tư nhất định, cũng như là tính bao trùm trong xã hội, đâu là những tác động đến cộng đồng và chính phủ có thể làm gì liên quan đến những tác động đó. Như vậy có thể nói có rất nhiều đầu việc có thể được nêu ra tại kỳ họp lãnh đạo APEC sắp tới này.

Về vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn cũng như việc tổ chức các hội nghị APEC 2017, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC cho rằng Việt Nam sẽ là nước “cầm cương” cho tiến trình phát triển, và sẽ phải xác định đâu là những mục tiêu khả thi và đâu là bất khả thi cũng như những mục tiêu nào sẽ cần phải nhiều năm mới thực hiện được. Việt Nam cũng sẽ khởi động nhiều chương trình để các chủ nhà APEC tiếp theo tiếp quản như Papua New Guinea vào năm 2018, Chile năm 2019.

Các bên sẽ dành nhiều tập trung hơn vào các thỏa thuận thương mại đã và đang hiện hữu trong khu vực, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, Liên minh Thái Bình Dương (AP), Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); hay liệu rằng các nền kinh tế sẽ tập trung hơn vào câu chuyện phát triển bao trùm và xem xét khả năng tham gia của mọi thành phần xã hội vào trong mỗi nền kinh tế… Đấy đều là những con đường khác nhau để các thành viên APEC có thể phát triển.

Như vậy, có thể thấy trong năm 2017, với tư cách là chủ nhà APEC, Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC.


Năm APEC 2017 và vai trò chủ nhà của Việt Nam

Phòng họp báo lớn tại Trung tâm Báo chí Quốc tế trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017

Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ ủng hộ các nghiên cứu khoa học “Sáng kiến Á-Âu” Georgi Chofimchuk (Nga) khẳng định ngoài APEC, Việt Nam còn tham gia hơn 70 tổ chức uy tín trên thế giới và khu vực, tiêu biểu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Không một tổ chức nào Việt Nam tham gia một cách lấy lệ, mà luôn thể hiện vai trò tích cực và có nhiều hoạt động thực tiễn. Vai trò và uy tín của Việt Nam còn được xác định qua phẩm chất chính trị, ở đây là yếu tố con người với những đức tính dân tộc độc đáo...

Việt Nam là đối tác tin cậy, từ đó tạo uy tín lớn trên trường quốc tế. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới, đồng thời là thành viên của hơn 650 tổ chức phi chính phủ.

Nhiều tổ chức trong đó có thể không đóng vai trò chính thức, song lại có vai trò thực tiễn trong tăng cường ảnh hưởng của đất nước đối với chính sách thế giới. Việt Nam không ngừng nỗ lực và đang tiếp tục tiến về phía trước, tìm kiếm ngày càng nhiều cơ hội mới để tập trung nỗ lực vì mục tiêu phát triển hội nhập quốc tế và hợp tác, tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, dù ở trong khu vực rất phức tạp, Việt Nam vẫn tạo ra sự khác biệt giữa đồng minh và đối tác.

Trước kia, Việt Nam được cả thế giới biết đến nhờ lịch sử hào hùng, oanh liệt, còn giờ đây, đất nước đang mở sang trang mới trong tính cách và tài năng của mình - như một đối tác tin cậy và người bạn thủy chung trong các công việc lớn của thế giới.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc Thế giới 24h

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc

TTTĐ - Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà đã đến thăm trụ sở Liên hợp quốc tại New York, sau khi làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Môi trường Mỹ. Chuyến đi khiến cô hiểu biết hơn về những sứ mệnh mình được trao trong nhiệm kì đội vương miện Hoa hậu.
Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công Thế giới 24h

Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công

TTTĐ - Các nhà khai thác vận tải biển buộc phải khai báo thông tin để tránh bị tấn công do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện tại Biển Đỏ.
Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật Thế giới 24h

Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật

TTTĐ - Tàu đổ bộ mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong hơn 5 thập kỷ qua đã gặp sự cố bất thường sau khi tách khỏi tên lửa. Điều này khiến tàu không thể hướng các tấm pin mặt trời của mình về phía mặt trời.
10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023 Thế giới 24h

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023

TTTĐ - 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2023
Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới Thế giới 24h

Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới

Theo Thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 12/12, dư luận hai nước đều kỳ vọng chuyến thăm này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới.
Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư Thế giới 24h

Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư

TTTĐ - Bộ Nội vụ Anh đặt mục tiêu trong những năm tới, số lao động nhập cư ròng ít hơn 300.000 người so với số lao động bản địa ra nước ngoài làm việc.
Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2023 Thế giới 24h

Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2023

TTTĐ - Tạo chí Forbes vừa công bố danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2023.
New Zealand cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học Thế giới 24h

New Zealand cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học

TTTĐ - Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết sẽ cấm việc sử dụng điện thoại di động tại các trường học trong vòng 100 ngày đầu tiên ông nhậm chức, áp dụng chính sách vốn đã được thử nghiệm tại Mỹ, Anh và Pháp.
Hàn Quốc tăng gấp đôi tiền hoàn thuế cho du khách Thế giới 24h

Hàn Quốc tăng gấp đôi tiền hoàn thuế cho du khách

TTTĐ - Từ năm 2024, Hàn Quốc sẽ tăng gấp đôi khoản tiền hoàn thuế tối đa đối với mỗi khách du lịch nước ngoài lên 5 triệu won (khoảng 3.831 USD). Đây là chính sách mới nhằm thu hút du khách nước ngoài và thúc đẩy ngành du lịch trong nước.
Đội chơi đến từ nước Anh thắng giải vô địch nhặt rác thế giới Thế giới 24h

Đội chơi đến từ nước Anh thắng giải vô địch nhặt rác thế giới

TTTĐ - Đội chơi đến từ nước Anh đã giành chiến thắng chung cuộc tại giải nhặt rác thế giới (Spogomi World Cup) vừa diễn ra tại Nhật Bản ngày 22/11.
Xem thêm