Tag

Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh: Không thể chậm trễ hơn !

Giáo dục 21/07/2019 16:27
aa
TTTĐ -  Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại cuộc Tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 20/7.

Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh: Không thể chậm trễ hơn !

Bài liên quan

Hướng tới một nền giáo dục đại học trung thực và chất lượng

Ngày 19/8, các trường đại học cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển nhập học

Tuyển sinh đại học: Cạnh tranh công khai, minh bạch, tạo dựng uy tín cho giáo dục đại học

Bộ GD – ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019

Bộ GD - ĐT hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên

Nhiều trường đại học ở Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2019

Đây là Tọa đàm thứ hai, sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử được Bộ GD - ĐT tổ chức ngay sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ song Lịch sử và Tiếng Anh vẫn là hai môn có số điểm trung bình thấp nhất.

Chất lượng học sinh hệ 10 năm tốt hơn hệ 7 năm

Báo cáo tại Tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD - ĐT cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5.0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3.0 đến 3.4. Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… lại đứng đầu. Điểm trung bình của TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5-6, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

“Nhìn chung, kết quả thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn, khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long gần như không thay đổi” - ông Hồng nói và cho biết kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.

Nhìn nhận phổ điểm thi THPT quốc gia từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD - ĐT cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

“Như vậy, vấn đề khác biệt hệ đào tạo là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều. Vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn” - ông Giang nêu ý kiến.

Tuy nhiên, theo ông Giang, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế chất lượng giáo viên hiện nay rất không đồng đều, ở những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, “có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn”.

Cùng quan điểm với ông Giang về việc cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thông tin thêm, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Bà Hữu cũng cho biết, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD - ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, cũng chung lo lắng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, bà Hữu cho rằng, rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.

Hầu hết học sinh TP Hồ Chí Minh học thêm ngoại ngữ ngoài trường học

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 5.92 điểm, 2018 là 5.06 điểm, 2019 là 5.79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

“Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh TP Hồ Chí Minh học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ” - Ông Hiếu thông tin.

Ông Hiếu cũng cho biết, hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD - ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP. Hồ Chí Minh có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. “Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn” - Ông Hiếu nói.

Đại diện đơn vị đào tạo tiếng Anh có số lượng học viên theo học lớn nhất Việt Nam hiện nay, bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng Giám đốc Anh văn Hội Việt Mỹ cho rằng, để đào tạo tiếng Anh có chất lượng nguồn lực giáo viên cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo cần thống nhất và nghiêm ngặt, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, giáo trình giảng dạy cần theo chuẩn quốc tế, ngoài ra cũng cẩn đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tạo học liệu mở.

Từ nhìn nhận vai trò của các trung tâm ngoại ngữ, bà Quỳnh đề xuất, cần phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công, từ đó thấy rõ nét hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có chất lượng.

Cần tạo động lực cho người học

Đặt vấn đề ngay mở đầu Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngoại ngữ và CNTT là hai công cụ nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành Giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn.

“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm chễ hơn nữa”- Bộ trưởng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, học tiếng Anh là quá trình, không thể nóng vội và còn tùy theo mục đích, điều kiện đầu tư, động lực của người học. “Chúng ta chấp nhận sự đa dạng, không cào bằng về trình độ tiếng Anh, nhưng nếu ngay ở bậc phổ thông có thể đào tạo căn bản được tiếng Anh thì những cấp học cao hơn sẽ không mất nhiều công sức”.

Đánh giá nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng cho rằng, cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

“Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn hiện quy trình chuẩn hóa. Giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”.

Bộ trưởng cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay.

“Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Nhận diện ma tuý mới núp bóng thực phẩm Giáo dục

Nhận diện ma tuý mới núp bóng thực phẩm

TTTĐ - Đó là một trong những mục đích quan trọng của giờ học ngoại khoá “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy, tác hại thuốc lá điện tử và các loại ma túy núp bóng thực phẩm” vừa qua.của hàng trăm học sinh cấp THPT của Trường Tiểu học, THCS, PTTH Ngôi sao Hoàng Mai.
Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm Giáo dục

Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Việt Nam tự tin, bản lĩnh để tham gia kỷ nguyên thông minh Giáo dục

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để tham gia kỷ nguyên thông minh

TTTĐ - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã cùng giao lưu, đối thoại với sinh viên các trường đại học về chủ đề "Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ".
Khóa Bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni chính thức tốt nghiệp Giáo dục

Khóa Bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni chính thức tốt nghiệp

TTTĐ - Khóa Bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUniversity đã tốt nghiệp ngày 5/10 và chính thức làm việc tại các cơ sở y tế. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 4 năm đào tạo chuyên sâu và toàn diện, khẳng định sự thành công của VinUni trong việc triển khai chương trình bác sĩ nội trú tiên phong tại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
Đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng dạy và học Giáo dục

Đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng dạy và học

TTTĐ - Sáng 7/10, Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và chào mừng tân sinh khóa 13. Lễ khai giảng năm học mới, lần đầu tiên sau gần 14 năm thành lập, được diễn ra tại cơ sở 1 xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, cơ sở chính của Nhà trường, mới được xây dựng và đưa vào sử dụng đón sinh viên khóa 13 tuyển sinh năm 2024.
Chào tân sinh viên 2K6 với thông điệp “Tuổi trẻ dấn thân” Giáo dục

Chào tân sinh viên 2K6 với thông điệp “Tuổi trẻ dấn thân”

TTTĐ - Ngày 6/10, tại Hà Nội, Hệ thống giáo dục Hocmai tổ chức chương trình Chào tân sinh viên 2024 với chủ đề "Tuổi trẻ dấn thân".
Học sinh Hà Nội đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay Giáo dục

Học sinh Hà Nội đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay

TTTĐ - Với thành tích 100% học sinh đoạt huy chương, kết quả đội tuyển Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 2 toàn đoàn.
Dạy và học tiếng Anh hiệu quả bằng phương pháp Linearthinking Giáo dục

Dạy và học tiếng Anh hiệu quả bằng phương pháp Linearthinking

TTTĐ - Vừa qua, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".
Lễ khai giảng đặc biệt của sinh viên khóa 5 VinUni Giáo dục

Lễ khai giảng đặc biệt của sinh viên khóa 5 VinUni

TTTĐ - Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, diễn ra ngày 5/10/2024, được xem là cột mốc đặc biệt với các giảng viên, sinh viên của VinUni khi Trường chính thức trở thành trường đại học trẻ tuổi nhất với tốc độ nhanh nhất toàn cầu được trao chứng nhận QS 5 sao toàn diện của Tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín hàng đầu thế giới QS - Quacqurelli Symonds (Anh Quốc).
Bộ GD&ĐT dự thảo quy định thi 3 môn vào lớp 10 Giáo dục

Bộ GD&ĐT dự thảo quy định thi 3 môn vào lớp 10

TTTĐ - Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo có 2 phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông, gồm xét tuyển và thi tuyển, trong đó kỳ thi tuyển có 3 môn thi.
Xem thêm