Tag
Hà Nội

Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng

Tin Y tế 17/02/2025 14:37
aa
TTTĐ - Bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch 486/KH-SYT về hoạt động phục hồi chức năng năm 2025.
Hà Nội triển khai hoạt động phục hồi chức năng năm 2023 Phát triển hệ thống phục hồi chức năng chăm sóc sức khỏe Nhân dân Khám sàng lọc và tư vấn miễn phí cho trẻ em khuyết tật Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của học sinh trường Ams

Với mục tiêu tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, Sở Y tế đề ra chỉ tiêu cụ thể là trên 75% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 75% xã, phường, thị trấn triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Sở duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng với trên 75% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: Bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức.

100% trạm y tế xã có nhân viên y tế được phân công phụ trách chương trình, được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng để cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng ban đầu.

Sở cũng nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng với yêu cầu Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế.

80% các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Các đơn vị phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng bằng cách tăng cường đào tạo, tuyển dụng nhân lực y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngành y tế tập trung vào nâng cao năng lực của Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội – đơn vị đầu ngành về phục hồi chức năng; duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển các trung tâm, khoa phục hồi chức năng của các cơ sở y tế; khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng ngoài công lập.

Đơn vị này tăng cường chỉ đạo tuyến và hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyến dưới; mở rộng triển khai danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng trong các cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với mô hình cung cấp dịch vụ theo phân tuyến chuyên môn; chú trọng phát triển các kỹ thuật phục hồi chức năng đa ngành, chuyên sâu để cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện.

Các đơn vị phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phục hồi chức năng, trong đó chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, phòng ngừa khuyết tật, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người khuyết tật đúng quy định; triển khai các biện pháp sàng lọc, tư vấn sinh sản phù hợp, hiệu quả để phát hiện sớm các dạng khuyết tật trước và sau sinh.

Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật; sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác.

Các bệnh viện tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp phục hồi chức năng phù hợp với nhu cầu của người bệnh.

Tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn tổ chức khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và phục hồi chức năng cho người khuyết tật theo quy định.

Các đơn vị lập danh sách, phát hiện những người tàn tật, phân loại các nhóm khuyết tật để quản lý. Người khuyết tật được thăm khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm; thực hiện lồng ghép các hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng với hoạt động của các chương trình y tế khác.

Tất cả 579 xã, phường, thị trấn thực hiện phục hồi chức năng tại nhà cho người khuyết tật, theo dõi định kỳ, hướng dẫn phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đánh giá sự tiến bộ của người khuyết tật, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế giáo dục, lao động và các hoạt động xã hội khác.

Ngành y tế cũng đặc biệt coi trọng công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để mọi người biết cách chủ động phát hiện, phòng ngừa khuyết tật và những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các tuyến để hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng liên tục và lâu dài.

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội – chuyên khoa đầu ngành phục hồi chức năng thường trực triển khai thực hiện các chỉ tiêu, hoạt động chuyên khoa đầu ngành phục hồi chức năng trên địa bàn thành phố để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa thành phố, bệnh viện huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đúng phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng…

Đồng thời, Sở Y tế cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động về phục hồi chức năng được triển khai tại các địa phương.

Đọc thêm

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm Tin Y tế

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các địa phương đề xuất bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, huy động xã hội hóa, doanh nghiệp hỗ trợ vắc xin.
Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi Tin Y tế

Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi

TTTĐ - Theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sởi là trẻ 4 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, trước đó bé chưa tiêm vắc xin.
Nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống mù lòa Tin Y tế

Nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống mù lòa

TTTĐ - Ngày 21/3, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học nhãn khoa triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống mù lòa năm 2025. Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng tham dự Hội thảo.
Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện Tin Y tế

Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện

TTTĐ - Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh) tổ chức Hội thảo "Xây dựng Đề án Cấp cứu ngoại viện".
Infographic: Khuyến cáo về phòng chống bệnh sởi Tin Y tế

Infographic: Khuyến cáo về phòng chống bệnh sởi

TTTĐ - Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm; lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Tai nạn giao thông chấn thương sọ não, thai phụ vượt qua "cửa tử" Tin Y tế

Tai nạn giao thông chấn thương sọ não, thai phụ vượt qua "cửa tử"

TTTĐ - Sáng 21/3, 2 mẹ con sản phụ L.T.N.T (23 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã được ra viện, sau 70 ngày "vượt qua cửa tử" sau tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
CDC Hà Nội đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh lao động Tin Y tế

CDC Hà Nội đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh lao động

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa xây dựng và ban hành kế hoạch An toàn vệ sinh lao động (Phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Giảm ca bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân vào năm 2030 Tin Y tế

Giảm ca bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân vào năm 2030

TTTĐ - Ngày 21/3/2025, Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội - Chương trình chống lao quốc gia tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 với chủ đề năm 2025 là “Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”.
Đối thoại với gần 500 thanh niên ngành y Tin Y tế

Đối thoại với gần 500 thanh niên ngành y

TTTĐ - Chiều 21/3, tại Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức Chương trình đối thoại của Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành y tế.
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia Tin Y tế

Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 - 2030; đồng thời ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang
Xem thêm