Tag

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dầu khí

Doanh nghiệp 06/10/2021 07:09
aa
TTTĐ - Quản lý nhà nước về dầu khí tại các quốc gia trên thế giới được thực hiện theo các mô hình khác nhau nhưng đều phân định rõ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, giám sát theo thẩm quyền và có xu hướng đơn giản hóa thủ tục để thu hút đầu tư khi tài nguyên ngày càng hạn chế.
Kỳ 3: Gỡ “vướng” trong quá trình đầu tư dự án dầu khí Kỳ 2: Đầu tư dự án dầu khí với “rào cản” về quy trình, thủ tục Đầu tư xây dựng dự án dầu khí: Nhiều bất cập trong văn bản pháp luật
Giàn xử lý trung tâm Sao Vàng, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: PVN
Giàn xử lý trung tâm Sao Vàng, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam; Ảnh: PVN

Tại Việt Nam, mặc dù Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí nhưng trên thực tế đang có nhiều cơ quan tham gia vào công tác hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan đến hoạt động dầu khí. “Nút thắt” này đang khiến các dự án dầu khí gặp khó khăn trong quá trình phê duyệt, triển khai, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Kỳ 1: Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí

Quản lý nhà nước về dầu khí tại các quốc gia trên thế giới mặc dù được áp dụng theo các mô hình khác nhau, song chủ yếu quy trình phê duyệt liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện ở cấp độ của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (thường là cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí).

Trong quản lý nhà nước về dầu khí, các quốc gia trên thế giới mặc dù áp dụng mô hình quản lý khác nhau, song đều xác định rõ vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí. Còn các cơ quan quản lý cấp cao của Chính phủ chỉ xem xét phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng dầu khí…

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình quản lý nhà nước của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới hiện nay được chia thành 4 mô hình chính.

Mô hình thứ nhất, Chính phủ thực hiện chức năng hoạch định, ban hành chính sách về dầu khí. Luật dầu khí trao quyền cho công ty dầu khí quốc gia sở hữu về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Malaysia, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) thực hiện cả 3 vai trò: (i) hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí; (ii) quản lý nhà nước về dầu khí; (iii) đầu tư trực tiếp vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Malaysia.

Mô hình thứ hai, Chính phủ hoạch định và ban hành chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia đóng vai trò độc lập, chỉ thực hiện chức năng của nhà đầu tư. Mô hình này được áp dụng điển hình tại: Na Uy, Indonesia, Algeria và Mexico...

Mô hình thứ ba, Chính phủ hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia vừa tham gia thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí, vừa đóng vai trò nhà đầu tư/điều hành hoạt động dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Việt Nam, Myanmar, Iran…

Mô hình thứ tư, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý về dầu khí để thực hiện hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại các quốc gia có các công ty dầu khí quốc tế (IOCs) hàng đầu của thế giới như: Mỹ, Anh, Canada…

Tại Việt Nam, “quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí” được quy định ngay từ khi Luật Dầu khí lần đầu tiên được ban hành (Luật Dầu khí 1993), trong đó khẳng định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2008 xác định vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, trong đó “Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”.

Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan phê duyệt có tính pháp lý cao nhất đối với kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí; phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài; kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí; danh mục các lô dầu khí, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô dầu khí…, báo cáo trữ lượng (RAR); kế hoạch phát triển mỏ/kế hoạch phát triển mỏ điều chỉnh (FDP/FDP điều chỉnh).

Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới; Nguồn: VPI
Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới; Nguồn: VPI

Bộ Công thương có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), kế hoạch khai thác sớm (EDP) tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật...

Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật (ví dụ như: Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành các quy định liên quan đến thuế trong hoạt động dầu khí). UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Công ty dầu khí quốc gia là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký kết hợp đồng dầu khí; quản lý và giám sát việc thực hiện của nhà thầu/người điều hành trong các hợp đồng/dự án thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước thông qua việc phê duyệt chương trình công tác và ngân sách hàng năm, kế hoạch/chương trình thẩm lượng, xác lập diện tích phát triển, lịch trình khai thác...

Với các quy định hiện hành, hoạt động dầu khí tại Việt Nam đang có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan (Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, Bộ/cơ quan ngang Bộ, Công ty dầu khí quốc gia, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Trong khi đó, cơ chế chính sách pháp luật về dầu khí hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các điều khoản hợp đồng dầu khí chưa đủ hấp dẫn, cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, điều kiện tiềm năng dầu khí trong nước ngày càng hạn chế, gây khó khăn rất lớn trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, PVN chỉ ký được 8 hợp đồng dầu khí mới, trong đó chỉ ký được 1 hợp đồng dầu khí duy nhất với công ty dầu khí nước ngoài là Murphy Oil.

Để thu hút đầu tư vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, các nước trên thế giới có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục nhất là khi tài nguyên dầu khí còn lại có điều kiện thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp (khu vực nước sâu xa bờ, rủi ro cao), xu hướng chuyển dịch năng lượng (từ năng lượng truyền thống sang các dạng năng lượng mới).

Tại một số quốc gia, công ty dầu khí quốc gia cũng có sự điều chỉnh về vai trò để trở thành công ty dầu khí độc lập, thực hiện chức năng chính của nhà đầu tư và không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về dầu khí.

Theo TS. Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, Luật Dầu khí và các văn bản pháp quy dưới luật cần được rà soát, sửa đổi để phù hợp với hiện trạng kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên, các khu vực nước sâu, xa bờ.

Đồng quan điểm này, chuyên gia Đoàn Văn Thuần - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, VPI đề xuất trong quá trình xem xét, sửa đổi/bổ sung Luật Dầu khí hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét để có các thay đổi/điều chỉnh trong phân định về thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí nhằm đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.

(Còn nữa)

Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn
Đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế Đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế
Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long
Giải quyết các kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Giải quyết các kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch
Khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm Covid-19 Khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm Covid-19

Đọc thêm

Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình" Doanh nghiệp

Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình"

TTTĐ - BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”.
NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam Doanh nghiệp

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/4, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chính thức triển khai Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa NAPAS tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức dễ dàng, bảo mật và riêng tư để thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, trên các ứng dụng (app) và thanh toán trực tuyến.
Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây Doanh nghiệp

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây

TTTĐ - TTTĐ - Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 2, kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh Doanh nghiệp

Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh

TTTĐ - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sản xuất “xanh - sạch - đẹp”, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã triển khai sâu rộng các chương trình hành động thiết thực. Việc chủ động triển khai song song mục tiêu sản xuất kinh doanh gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đã, đang mang lại những kết quả tích cực trong định hướng phát triển bền vững của nhà máy.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai Doanh nghiệp

BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa phối hợp cùng chính quyền huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lớp học 2 tầng gồm: 2 phòng học, 5 gian phòng hiệu bộ và các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Nàn Sín.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Trưa 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hạ Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.
Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1 Doanh nghiệp

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1

TTTĐ - Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024.
SCG ra mắt tấm xi măng sợi Thế hệ mới Smartboard Ultra đạt chuẩn chứng nhận EPD quốc tế Doanh nghiệp

SCG ra mắt tấm xi măng sợi Thế hệ mới Smartboard Ultra đạt chuẩn chứng nhận EPD quốc tế

TTTĐ - SCG, tập đoàn công nghiệp hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường. Dòng sản phẩm cao cấp này đã đạt chứng nhận Tuyên bố Sản phẩm môi trường (EPD – Environmental Product Declaration), chứng nhận sản phẩm thân thiện môi trường loại III tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14025, nhờ đáp ứng các tiêu chí bền vững trong quá trình sản xuất.
CEO Vinamilk Mai Kiều Liên nhắn gửi người trẻ: "Thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều" MultiMedia

CEO Vinamilk Mai Kiều Liên nhắn gửi người trẻ: "Thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều"

TTTĐ - Biết ơn - Sống có lý tưởng - Không ngừng học hỏi - Giữ sức khỏe… và còn những lời khuyên nào dành cho giới trẻ từ bà Mai Kiều Liên - người có gần nửa thế kỷ đồng hành, dẫn dắt Vinamilk trở thành thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu, top 36 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
Xem thêm