Nâng cao kỹ năng cứu nạn cứu hộ sau cơn bão Noru
Chủ động công tác cứu hộ cứu nạn
Trước mùa mưa bão năm nay, để giúp nhân dân ứng phó hiệu quả với các tình huống, Ban Chỉ huy quân sự tại các tỉnh miền Trung đã chủ động tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng dân quân...
Lực lượng vũ trang được huấn luyện về kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác cứu hộ cứu nạn tại các buổi tập huấn.
Nội dung tập huấn cũng đặt ra nhiều kịch bản như cứu đuối có phương tiện và cứu đuối không có phương tiện, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng người dân. Việc tổ chức huấn luyện luôn được chuẩn bị kỹ về mọi mặt, từ khâu tổ chức bồi dưỡng đội mẫu, chuẩn bị thao trường huấn luyện thực hành đến tổ chức cảnh giới bảo đảm an toàn.
![]() |
Dân quân thường trực xã Hòa Châu (Hòa Vang, Đà Nẵng) huấn luyện cứu đuối trên sông. Ảnh: Phan Định |
Các đơn vị cũng được tập huấn bơi cứu người và phương pháp cấp cứu người bị nạn; luyện tập báo động Đội cứu hộ cứu nạn làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra trang bị, vật chất bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ; thao tác vận chuyển ca nô bằng xe kéo, hoạt động của ca nô, vật chất trang bị trên ca nô và cơ động ra thực địa; rà soát kế hoạch, củng cố, sửa chữa kho tàng, nhà cửa, thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng đồng bộ trang thiết bị...
Đối với lực lượng làm công tác giúp nhân dân phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả bão, lũ, tai nạn đuối nước, mỗi cán bộ, chiến sĩ không những phải có trình độ, kỹ năng bơi, lặn giỏi mà phải có phương pháp cứu đuối đối với người bị nạn.
Để chủ động ứng phó với diễn biến nguy hiểm của cơn bão Noru (bão số 4), ngày 25/9, Bộ Chỉ huy Quận sự tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão Noru tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị tại các đơn vị, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị phải duy trì nghiêm chế độ trực ban, trực chỉ huy, đảm thông tin liên lạc, 100% quân số trực tại đơn vị; chủ động theo dõi nắm chắc tình hình; xây dựng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, phương án và các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 25/9, UBND TP Đà Nẵng ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND về việc ứng phó với bão Noru. UBND các quận, huyện, đặc biệt các quận ven biển chỉ đạo lực lượng của địa phương phối hợp với các lực lượng quân đội, công an hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn; sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn để tổ chức phòng chống, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố Đà Nẵng triển khai phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố; sẵn sàng lực lượng, phương tiện chủ động, phối hợp hỗ trợ các địa phương triển khai sơ tán nhân dân, tổ chức cứu nạn người, tài sản tại các khu vực bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
Đặt mục tiêu bảo đảm an toàn cho người dân lên trên hết
Sáng 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru). Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương, gồm 88 quận, huyện, thị xã và 1.155 xã, phường, thị trấn khu vực Trung Bộ - Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum.
Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản cũng như điều kiện, sinh kế của người dân.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải rà soát, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão.
![]() |
Người dân tại xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đưa đi sơ tán phòng tránh bão số 4. Ảnh: Trần Thường |
Để ứng phó với cơn bão Noru, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại công tác ứng phó, triển khai ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến thực tế của bão trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, các địa phương tập trung rà soát, cương quyết sơ tán triệt để tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản, khu vực ven biển, cửa sông, trong các nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập sâu trước khi bão đổ bộ vào (cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sơ tán, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân); chủ động bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ tài sản cho người dân; bảo đảm lương thực, nước uống, an toàn phòng, chống dịch cho người dân tại nơi sơ tán đến.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường

Tập trung triển khai hiệu quả những kết quả của Hội nghị P4G

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều có thể có dông

TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6

Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông

Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ

Nhiều khu vực mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở

Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa?
