Tag

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Văn hóa 03/07/2024 13:00
aa
TTTĐ - Văn hóa nơi công sở cũng giống như bất cứ một loại hình văn hóa nào khác, đó là một loạt những hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với mọi người. Trong đó, giao tiếp công sở và trang phục công sở là hai yếu tố quan trọng nhất.
Nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng đời sống văn hóa Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Giao tiếp cần có sự chuẩn mực về văn hóa

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao nhất thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự nơi công sở.

Công sở là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Giao tiếp nơi công sở rất cần có sự chuẩn mực về văn hóa. Văn hóa ứng xử thể hiện sự chín chắn, khiêm nhường, biết lắng nghe và biết tỏ thái độ đúng mực. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúng ta sẽ gặp muôn vàn kiểu giao tiếp ứng xử khác nhau. Do vậy, chúng ta nên hòa đồng từ ngoại hình đến thái độ, cử chỉ, lời nói.

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Một trong những hoạt động đầu tiên trong giao tiếp là “lời chào”. Lời chào không phân biệt quốc gia, dân tộc. Người nước nào cũng coi trọng lời chào. Tuy nhiên, có không ít cán bộ, công chức không biết dùng lời chào để gây thiện cảm với người khác ở công sở. Khi tiếp khách đến liên hệ công việc, điều đầu tiên là chào bằng tiếng nói như chào chú, chào bác, chào anh, chào chị…

Nếu đang bận rộn hoặc khách đông thì có thể gật đầu chào chung hoặc chào bằng nụ cười thiện cảm, sau đó chúng ta hỏi như là: Thưa chú/bác/cô/anh… đến liên hệ việc gì? Cần giải quyết vấn đề gì ạ? Nếu trong phòng làm việc, chúng ta có thể mời khách ngồi ghế, rót nước mời xong, chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho khách.

Giao tiếp chính là hoạt động văn hóa và giao tiếp ứng xử có văn hóa tức là người đó có trình độ. Trong cuộc sống rất cần giao tiếp ứng xử có văn hóa thì nơi công sở lại cần hơn. Chỉ một việc làm, một lời nói, một cử chỉ cũng đủ để làm cho người ta nhớ đến nhau song cũng có việc làm, lời nói làm buồn lòng người khác.

Văn hóa ứng xử trong công sở là ứng xử dựa trên sự bình đẳng về nhân cách. Mặc dù cương vị khác nhau nhưng mọi người có vị thế riêng, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhằm thực hiện một mục đích chung. Do vậy, trong ứng xử cần phải có sự tôn trọng nhau và trên tinh thần hợp tác làm việc.

Tầm quan trọng của trang phục

Giao tiếp không chỉ dừng ở lời ăn tiếng nói mà còn thể hiện thông qua trang phục hàng ngày. Bên cạnh vẻ đẹp về tâm hồn thì hình thức cũng góp phần đáng kể nhằm tôn vinh vẻ đẹp và phẩm chất của một con người.

Các cụ thường nói “Y phục xứng kì đức”, có nghĩa là mình phải ăn mặc sao cho thích hợp với nơi chốn, với công việc và môi trường mình đến. Khái niệm chọn lựa trang phục là để chuyển tải thông điệp của bản thân mình: Tôi là ai? Công việc của tôi là gì? Môi trường tôi sắp đến gồm những ai?

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Như vậy, việc chọn lựa y phục cũng rất quan trọng và nên có sự hiểu biết về nó, vì nó nói lên trình độ văn hóa của người đó. Tục ngữ có câu “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Chúng ta sẽ không mặc những bộ đồ công nhân để đến dự đám cưới, cũng chẳng ai mặc những bộ váy kiêu sa vào trong nhà máy để làm việc hoặc như không thể mang trang phục thể thao vào những hội nghị…

Ai trong chúng ta nếu khi đi đám tiệc hoặc nhà hàng, chúng ta cũng phải lo chuẩn bị trang phục cho sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự, đứng đắn, đoan trang và kín đáo. Không những chúng ta làm đẹp cho mình mà cho phù hợp với mọi người tham dự với mình và nhất là tôn trọng người khách mời mình.

Trang phục công sở cũng vậy, sự gọn gàng, thanh thoát, lịch lãm sẽ khiến người công chức tự tin trong giao tiếp và công việc, chiếm được thiện cảm của người khác. Công sở là nơi làm việc và cũng là nơi thể hiện một phong thái lịch sự, trang nhã của công chức.

Vì công chức là bộ mặt của cơ quan nên việc ăn mặc của cá nhân phần nào thể hiện được mức độ và phong thái làm việc ở nơi đó. Nếu công chức đẹp thì cũng góp phần làm cho cơ quan, đơn vị trở nên chuyên nghiệp hơn, chỉn chu hơn. Trang phục công sở phải thể hiện sự tôn trọng bản thân và những người xung quanh. Trang phục công sở ngoài yếu tố đẹp còn phải mang đến sự thoải mái và tiện dụng khi làm việc.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, mỗi đơn vị nên xây dựng quy chế văn hóa công sở riêng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị. Quy chế phải cụ thể, có tính khả thi, có tiêu chí và biện pháp đảm bảo thực hiện để mọi người phấn đấu. Đồng thời, nội dung của quy chế văn hóa công sở cần đưa ra thảo luận thường xuyên trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

Mỗi đơn vị cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động. Yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ, công chức hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao các hành vi văn hóa công sở, thay đổi quan niệm, tác phong làm việc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ về thái độ, hành vi ứng xử với mọi người, tiến dần đến chuẩn mực nền hành chính “chuyên nghiệp và hiện đại”.

Đọc thêm

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc Văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã cùng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức phở Hà Nội, cà phê Việt Nam và dạo phố ngắm Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, tham quan chùa Trấn Quốc.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới Thời trang - Làm đẹp

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

TTTĐ - Ngày 17/4, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky Âm nhạc

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

TTTĐ - Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Thời trang - Làm đẹp

Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt

TTTĐ - Vừa qua, chương trình áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Sự kiện do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng SVF Holding và Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Xem thêm