Tag

Ngắm những đổi thay trên quê hương có 18 anh em dân tộc cùng sinh sống

Xã hội 11/12/2020 17:16
aa
TTTĐ - Không chỉ là một vùng quê của xứ Đoài vốn nức tiếng với các làng nghề truyền thống nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, Thạch Thất hôm nay đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng trên các mặt kinh tế - xã hội. Có được thành quả ấy là nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng của 18 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn huyện.
Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc Mường ở huyện Quốc Oai Chàng trai dân tộc Mông làm giàu với cây sơn tra Họp báo công bố kết quả Đại hội Đại biểu toàn quốc các Dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30km, với 22 xã và 1 thị trấn.

Thạch Thất có địa hình đa dạng được chia thành ba vùng rõ rệt: 12 xã thuộc vùng đồng bằng, 8 xã thuộc vùng đồi gò ven sông Tích và 3 xã miền núi; diện tích tự nhiên là 18.744,18ha; dân số 218.669 người với 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh 207.116 người, chiếm 94,72% dân số và đồng bào 17 dân tộc gồm: Mường, Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Xê đăng, M’Nông, Thổ, Hà nhì, H’Mông, Hoa, Vân kiều, Cơ tu, Gia rai, Khơ Me. Đồng bào DTTS sinh sống tập trung chủ yếu ở xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Ngắm những đổi thay trên quê hương có 18 anh em dân tộc cùng sinh sống
Ngắm những đổi thay trên quê hương có 18 anh em dân tộc cùng sinh sống

Về Thạch Thất những ngày này, những con đường bê tông về các thôn xóm cảnh nắng bụi, mưa lầy giờ chỉ còn trong ký ức. Đặc biệt, đi trên con đường trải nhựa rộng rãi đến trung tâm ba xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, màu xanh tươi của những cánh đồng lúa, ngô giống mới năng xuất, chất lượng cao; Màu xanh bát ngát của rừng keo, đồi chè; Hệ thống kênh mương thuỷ lợi trải dài đã được kiên cố hóa; Trường học khang trang ríu rít tiếng trẻ, các nhà văn hóa vang tiếng cồng chiêng, đầy ắp tiếng cười.

Khung cảnh ấy cho thấy bức tranh kinh tế - xã hội của ba xã miền núi đang ngày càng khởi sắc.

Những năm qua vùng đồng bào dân tộc miền núi của huyện luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của thành phố Hà Nội, của huyện Thạch Thất nên kinh tế các xã miền núi có bước tăng trưởng vượt bậc.

Thu nhập và đời sống của Nhân dân không ngừng được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS từng bước được khôi phục, giữ gìn và phát huy; Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được loại bỏ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; nhân dân các dân tộc sống đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong giai đoạn 2015-2019, trên địa bàn 3 xã miền núi đã triển khai đầu tư 46 dự án với tổng mức đầu tư: 406.913 triệu đồng trong đó tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, xây dựng nhà văn hóa, trường học, cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi, xây dựng chợ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Đại hội lần thứ XXIII của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiếp tục khẳng định và lựa chọn “Xây dựng nông thôn mới” là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện.

Qua thảo luận và thống nhất, ngày 15/12/2015 Huyện uỷ Thạch Thất đã ban hành Chương trình số 02-CTr/HU về đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện hiệu quả, bền vững gắn với quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, môi trường và xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân giai đoạn 2016 -2020, để triển khai đồng thời tại 22/22 xã của huyện.

Ngắm những đổi thay trên quê hương có 18 anh em dân tộc cùng sinh sống
Những ngôi nhà cao tầng khang trang ở Thạch Thất hôm nay

Hàng năm, Huyện uỷ đều có Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới, HĐND huyện đã phê chuẩn 13 đề án trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, cải cách hành chính, an ninh - quốc phòng, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở đó UBND huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện xây dựng Nông thôn mới, phân công rõ nội dung, trách nhiệm để tổ chức thực hiện.

Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình công tác của huyện, thành lập các Tổ công tác để thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới; Thực hiện dồn điền, đổi thửa; Xây dựng thôn, làng văn hóa.

Kết quả, tính đến hết năm 2017 toàn huyện có 21/21 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó: Xã Tiến Xuân, Yên Bình được công nhận năm 2015, xã Yên Trung được công nhận năm 2016.

Đến nay các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, ngõ xóm và trục chính nội đồng được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp một cách đồng bộ. 100% các tuyến đường có chiều rộng nền đường đạt quy chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Các xã thường xuyên phát động Nhân dân, các tổ chức đoàn thể tham gia phong trào làm vệ sinh môi trường các tuyến đường; vận động Nhân dân tự tháo dỡ vi phạm hành lang an toàn giao thông dưới lòng đường, lề đường và vỉa hè.

Được sự quan tâm hỗ trợ của Thành phố và huy động nguồn lực tại địa phương, UBND huyện xác định đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Do đó, huyện đã triển khai đầu tư xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất, mạng lưới. Quy mô trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên toàn địa bàn huyện, chất lượng giáo dục đào tạo phát triển rõ nét.

Đến hết năm 2019 huyện Thạch Thất có 58/77 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 75.32 %. Trong đó, 3 xã miền núi có 13 trường học, trong đó có 8/13 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 60,15%.

Với quan điểm đi tắt đón đầu, huyện đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, làm việc với các viện nghiên cứu. Trên địa bàn 3 miền núi hiện nay có một số mô hình phát triển nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao như: Trang trại trồng rau hữu cơ, nuôi giun quế của Công ty TNHH Khai thác tiềm năng Sinh thái Hòa Lạc xã Yên Bình với quy mô 15ha đã tạo việc làm cho gần 100 cán bộ công nhân viên và người lao động với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Hàng ngày, trang trại đã cung cấp ra thị trường Hà Nội khoảng gần 1 tấn sản phẩm rau sạch hữu cơ với thương hiệu rau sạch Đại Ngàn.

Trong những năm qua UBND huyện đã quan tâm đầu tư cho đào tạo nhân lực, đa dạng các hình thức đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động là thanh niên, nông dân học nghề; Tổ chức nhiều lớp dạy nghề theo chương trình khuyến công, khuyến ngư, các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp.

Đến hết năm 2019 tỷ lệ lao động có việc làm toàn huyện lên 98,4%. Trong đó xã Tiến Xuân: 79,1%; Yên Bình: 97,2%; Yên Trung: 97%.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2019 đạt 63 triệu đồng/người/năm. Trong đó thu nhập bình quân đầu người của xã Tiến Xuân: 59 triệu đồng/người/năm; Yên Bình 57 triệu đồng/người/năm; Yên Trung: 54 triệu đồng/người/năm.

Rời Thạch Thất, chúng tôi gặp nhiều xe tải chở nông sản và gia súc gia cầm đi các tỉnh tiêu thụ, người hỏi thăm đến trang trại lợn rừng, trang trại trồng rau hữu cơ không dùng thuốc hóa học để thăm quan ký kết hợp đồng, những điều ấy, khiến chúng tôi thấy phấn chấn và tin tưởng vào sự chuyển mình của 3 xã miền núi.

Với những thành tựu đã đạt được như ngày hôm nay và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có, những con người nơi đây nhất định sẽ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đọc thêm

Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi Muôn mặt cuộc sống

Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ từ 0 - 6 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên Thực hiện Luật Căn cước 2023.
Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My

TTTĐ - UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”.
Phát huy vai trò của báo chí thúc đẩy bảo đảm quyền con người Xã hội

Phát huy vai trò của báo chí thúc đẩy bảo đảm quyền con người

TTTĐ - Các cơ quan báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người; góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội Muôn mặt cuộc sống

Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công an phối hợp cùng UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nêu cao nhận thức của cộng đồng; phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt Muôn mặt cuộc sống

Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt

TTTĐ - Cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Đề án số 06 của Chính phủ, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm việc thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đối với 3 bãi đỗ xe máy, 4 bãi đỗ xe ô tô tại phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Tập trung chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới BHXH & Đời sống

Tập trung chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới

TTTĐ - Với tinh thần chủ động chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo mức mới, ngay trong ngày đầu tiên Nghị định số 75/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (1/7/2024), BHXH Việt Nam có công văn yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai công tác chi trả ngay từ hôm nay để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng Muôn mặt cuộc sống

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; nội dung, mức chi hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã Muôn mặt cuộc sống

Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn thành phố.
Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID Muôn mặt cuộc sống

Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - Ngày 1/7, các đơn vị Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID.
Xem thêm