Ngày hội “Chuyển động vì lá phổi khỏe mạnh”
![]() |
Tham dự ngày hội có các đồng chí: GS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia và hàng nghìn vận động viên là người dân, người khuyết tật và trẻ em tham gia thi chạy và đi bộ với nhiều cự ly khác nhau.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết, chương trình “Chuyển động vì lá phổi khoẻ mạnh” là sáng kiến được bắt nguồn từ sự kiện chuyển động của Đại hội đồng Y tế thế giới vào ngày 19/5/2018 tại Geneva do Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros phát động với tên gọi theo tiếng Anh là “Walk the Talk” (Nói đi đôi với Làm). Ý tưởng cũng bắt nguồn từ việc vận động để có sức khỏe, có thể là chạy, nếu không chạy thì đi bộ, nếu không đi thì chỉ là cử động, miễn sao là chuyển động. Về Việt Nam, chúng tôi đặt tên cho sự kiện này là “Ngày hội chuyển động vì lá phổi khoẻ mạnh”.
“Lá phổi khoẻ mạnh để cung cấp đầy đủ ô-xy cho cơ thể, phổi có khỏe thì các cơ quan khác mới khỏe được. Muốn phổi khỏe thì chúng ta phải chuyển động. Chuyển động để các cơ hô hấp được rèn luyện và phổi có thể cung cấp tối đa ô-xy cho cơ thể trong những điều kiện gắng sức. Chuyển động để nở phổi và khỏe hổi. Phổi khỏe để không bị hen, bị COPD và đặc biệt không bị lao, PGS, TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.
![]() |
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao Bệnh viện Phổi Trung ương đã tổ chức Ngày hội chuyển động vì lá phổi khỏe mạnh và nhấn mạnh: Đây là một sáng kiến tốt, có sức lan tỏa cao đến cộng đồng cũng như chính mỗi cán bộ, viên chức bệnh viện nói riêng và của chuyên ngành phổi nói chung. Chuyển động chính là biện pháp rèn luyện sức khỏe và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm một cách hữu hiệu nhất.
Hiện nay, mạng lưới chuyên khoa lao vẫn đang phát hiện, điều trị cho hàng trăm nghìn người mới mắc lao và cứu chữa cho hàng chục nghìn người thoát chết vì bệnh lao hằng năm, mặc dù bệnh lao đã giảm ngày càng nhanh ở nước ta. Bên cạnh đó, ngành Y tế đang đứng trước thách thức phải đáp ứng với sự chuyển đổi về mô hình cơ cấu bệnh tật theo hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm trong đó có các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, hen phế quản, cao huyết áp, đái tháo đường, già hóa dân số, biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố kinh tế-xã hội mới ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Là một đơn vị chuyên khoa đầu ngành phổi, Bệnh viện Phổi Trung ương luôn đồng hành cùng Bộ Y tế và đã thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Đây là cơ sở hàng đầu về điều trị ung thư phổi, phẫu thuật phổi, điều trị các bệnh phổi mạn tính với những kỹ thuật tiên tiến có thể nói ngang tầm quốc tế”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Tại Ngày hội “Chuyển động vì lá phổi khỏe mạnh, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia cũng mong muốn các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp… và cộng đồng cùng chung tay ủng hộ “Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao-PASTB”. Đây là một quỹ xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao, có phạm vi hoạt động trên toàn quốc.
Mục tiêu cơ bản của Quỹ là hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho những người bệnh lao chưa có thẻ, giúp kinh phí đồng chi trả cho tất cả những người bệnh lao trong suốt thời gian điều trị và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn để tất cả mọi người dân đều được phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh lao, không lây lan ra cộng đồng và tiến tới chấm dứt bệnh lao.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát

Nhiều người lớn mắc sởi cũng bị biến chứng nặng

Nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc nấm, côn trùng, so biển...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi

Hơn 600 công nhân, viên chức đăng ký tham gia hiến máu

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tiêm vắc xin sởi

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm
