Nghệ An: Hàng ngàn giáo viên ngoài công lập bị nợ lương từ tháng 1
![]() |
"Cô nuôi" cũng là đối tượng gặp khó khăn do các trường chưa có nguồn chi trả lương
Bài liên quan
Nghệ An: Hơn 4.300 người trở về đoàn tụ gia đình sau thời hạn cách ly
Nghệ An tiếp nhận gần 50 tỷ đồng ủng hộ chống dịch Covid-19
Tấm lòng đẹp của cô gái khuyết tật vượt đường xa ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19
Nam thanh niên mang theo gần 100 viên hồng phiến vào khu cách ly
Nghệ An: Phạt 30 triệu đồng cửa hàng xăng dầu treo biển "tạm nghỉ vì dịch Covid-19"
Nghệ An: Bệnh nhân ho, sốt liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai âm tính với Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát khiến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng. Trong vòng xoáy đó, các cơ sở dạy học tư thục không phải là ngoại lệ.
Kể từ khi các trường tạm nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 cũng là thời điểm hàng ngàn cán bộ, giáo viên các trường ngoài công lập “treo niêu”. Nguồn thu chính của các trường ngoài công lập chủ yếu dựa vào học phí của học sinh để chi trả lương và các khoản khác cho cán bộ, giáo viên, nên học sinh tạm nghỉ học đồng nghĩa với nguồn thu chính bị cắt giảm.
Qua tổng hợp của Công đoàn giáo dục Nghệ An, các nhà trường tạm dừng dạy học gần 3 tháng nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Rất may, chưa có trường ngoài công lập nào phải đóng cửa, tạm thời đóng cửa, giải thể. Tuy nhiên, vẫn có 22 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Hiện toàn tỉnh đang có 2.261 cán bộ, nhà giáo, người lao động đang làm việc tại các trường ngoài công lập chưa được trả lương từ tháng 1 - 4/2020.
Tình trạng cán bộ, giáo viên các trường ngoài công lập trên địa bàn Nghệ An bị nợ lương nhiều nhất là thành phố Vinh 1.183 giáo viên, thị xã Cửa Lò 43 giáo viên, Diễn Châu 84 giáo viên, thị xã Thái Hòa 39 giáo viên, Đô Lương 43 giáo viên, Nam Đàn 59 giáo viên.
Ngoài ra, với các khối trường trực thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có 599/677 giáo viên chưa được trả lương.
Đáng lưu ý, hiện số lượng đáng kể “cô nuôi” ở các nhà trường (kể cả trường công lập) cũng đang rất khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh. Đây là bộ phận được kí hợp đồng ngắn hạn để tổ chức nấu ăn bán trú. Nay học sinh tạm nghỉ học, kéo theo thu nhập của “cô nuôi” bị ảnh hưởng.
Trước thực tế này, để góp phần gỡ khó cho người lao động, Công đoàn giáo dục Nghệ An đã báo cáo và đề xuất Chính phủ đưa danh sách cán bộ, nhà giáo, người lao động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập (THPT, các trường có nhiều cấp học, trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tư thục, độc lập) và cô nuôi (ở các trường mầm non, tiểu học công lập có tổ chức ăn bán trú, trừ các trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ) vào diện được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Công đoàn giáo dục Nghệ An cũng đã kiến nghị BHXH Nghệ An giãn nộp bảo hiểm và không tính lãi suất chậm nộp trong các tháng dịch, trước mắt là các tháng 2 - 6/2020 và có ý kiến với Chính phủ miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tạm nghỉ do dịch bệnh; Đồng thời, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian không có việc làm, không có thu nhập.
Ngành cũng đề nghị Công đoàn giáo dục Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho cán bộ, nhà giáo, người lao động ngoài công lập để giúp các giáo viên và các nhà trường vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 82 trường học ngoài công lập từ bậc mầm non đến bậc THPT với 2.488 cán bộ, nhà giáo, người lao động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội

Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
