Nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên
Chương trình Xưởng thiết kế kiến trúc Quốc tế AIAC 2025 được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 14 nhóm sinh viên đến từ 14 trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Gyeongsang (Hàn Quốc), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Trường Kiến trúc Paris-Belleville (Pháp), Đại học Ricardo Palma (Peru), Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Việt Nam)…
![]() |
Hiện chợ Long Biên có không gian chật chội, cơ sở vật chất xuống cấp |
Chủ đề cuộc thi cải tạo, tái thiết chợ Long Biên - một khu chợ đông đúc nổi tiếng trên địa bàn quận Ba Đình, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội. Thông qua cuộc thi, các ý tưởng thiết kế được nghiên cứu, không chỉ đơn thuần là một khu chợ mà nó còn tái hiện lại bức tranh lịch sử và văn hóa của Hà Nội.
Ban tổ chức mong muốn cảm hứng trong thiết kế có sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, giữa đô thị cũ và không gian xanh sẽ tạo ra một không gian đa chức năng phục vụ buôn bán thương mại nhưng không ảnh hưởng đến dân sinh, kết hợp tổ chức không gian văn hóa, nghệ thuật đường phố, khu vực ẩm thực hòa nhập với cảnh chợ đêm nhộn nhịp tại đây, đồng thời, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử khu vực.
Những ý tưởng thiết kế hay sẽ được quận Ba Đình nghiên cứu thực hiện các dự án quy hoạch, cải tạo khu vực chợ Long Biên sau này.
Chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) có diện tích 2,75ha, thiết kế tối đa 3 tầng cao, quy mô chợ cấp 2. Được xây dựng năm 1991 và đưa vào sử dụng năm 1992, hiện chợ Long Biên trở thành chợ đầu mối hoa quả, nông sản, thực phẩm lớn nhất Hà Nội.
Hiện chợ Long Biên có không gian chật chội, cơ sở vật chất xuống cấp, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu buôn bán ngày càng gia tăng. Lối đi hẹp, thiếu khu vực đỗ xe và các tiện ích hỗ trợ, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và vệ sinh môi trường không đảm bảo.
Về mặt kiến trúc, chợ Long Biên mang đậm dấu ấn lịch sử nhưng chưa được bảo tồn và nâng cấp đúng mức, khiến cho không gian hoạt động trở nên bất tiện, thiếu an toàn và không phù hợp với sự phát triển đô thị hiện đại; đồng thời, giảm khả năng thu hút khách tham quan và thương nhân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Định hướng phát triển TP Hồ Chí Minh theo 6 phân vùng

Hải Phòng: Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện

Khách hàng dễ dàng nhận thông báo tiền điện qua ứng dụng số

Hải Phòng gắn biển đường mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

EVN điều chỉnh giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5

Thành phố Hà Nội bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng

TP Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, phát triển metro

Hải Phòng: 70 năm thành phố anh hùng “Trung dũng - Quyết thắng”

Tên 168 phường, xã của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập
