Tag

Nghiên cứu mới mang tính đột phá đem lại hy vọng cho bệnh nhân bệnh thận mạn tính

Tin Y tế 24/11/2022 09:14
aa
TTTĐ - Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt mang tên EMPA-KIDNEY trên nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn cho thấy lợi ích của thuốc Empagliflozin làm chậm tiến triển bệnh thận hoặc nguy cơ tử vong do tim mạch 28% so với nhóm chứng.
Bộ Y tế khuyến nghị đối với những người bệnh thận mạn giai đoạn cuối Sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến dịch bệnh thận

Thử nghiệm lâm sàng pha III EMPA-KIDNEY cho thấy lợi ích đáng kể cho tim mạch và thận ở bệnh nhân trưởng thành bị bệnh thận mạn. Khi điều trị bằng thuốc empagliflozin, nguy cơ tiến triển bệnh thận hoặc nguy cơ tử vong tim mạch giảm rõ rệt đến 28% so với nhóm chứng.

Các kết quả này được công bố trong Tuần lễ Thận học 2022 của Hội Thận học Hoa Kỳ (the American Society of Nephrology - ASN) bởi Đơn vị Nghiên cứu Sức khỏe Dân số của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa - Medical Research Council Population Health Research Unit (MRC PHRU) tại Đại học Oxford, đơn vị thiết kế, tiến hành và phân tích kết quả nghiên cứu EMPA-KIDNEY, hợp tác với Boehringer Ingelheim và Eli Lilly and Company (NYSE: LLY). Các kết quả cũng được công bố đồng thời trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

Nghiên cứu mới mang tính đột phá đem lại hy vọng cho bệnh nhân bệnh thận mạn tính

EMPA-KIDNEY là thử nghiệm thuốc ức chế SGLT2 trên bệnh nhân suy thận mạn cho thấy giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện chung (14%) so với nhóm chứng, đây là một trong những tiêu chí đánh giá phụ quan trọng được xác định trước khi nghiên cứu. Suy thận mạn làm tăng nguy cơ nhập viện của người bệnh lên gấp đôi và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, chi phí nhập viện chiếm 35%-55% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân suy thận mạn.

Dữ liệu an toàn chung khá tương đồng so với những nghiên cứu trước đây, xác định về tính an toàn của thuốc empagliflozin.

“Hiện rất cần những liệu pháp điều trị mới chứng minh làm chậm tiến triển bệnh thận mạn và từ đó có thể giảm nhu cầu lọc thận hoặc ghép thận cho bệnh nhân. Các kết quả cho thấy thuốc empagliflozin mang lại hiệu quả ở người trưởng thành có bệnh thận mạn ở tất cả các giai đoạn khác nhau, kể cả có hoặc không có bệnh đái tháo”.

Theo ông William Herrington, Phó Giáo sư tại Đơn vị Nghiên cứu Sức khỏe Dân số của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (thuộc Oxford Population Health), chuyên gia cố vấn danh dự về thận học và là đồng nghiên cứu viên chính của thử nghiệm EMPA-KIDNEY. Bằng cách làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận hoặc nguy cơ tử vong tim mạch, thuốc empagliflozin có thể giúp cải thiện gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân bệnh thận mạn cũng như hệ thống y tế toàn cầu.

Thiết kế của thử nghiệm EMPA-KIDNEY hướng đến nhiều đối tượng bệnh nhân hơn bao giờ hết. Giáo sư Richard Haynes, đồng Nghiên cứu viên chính, cho biết: “Những thử nghiệm thuốc ức chế SGLT2 trước đây chỉ tập trung vào một số nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn nhất định, như người mắc đái tháo đường hoặc có nồng độ protein niệu cao. Những kết quả thử nghiệm tích cực hiện nay tiến hành trên nhiều đối tượng bệnh nhân bệnh thận mạn mở ra cơ hội cải thiện điều trị cho nhiều người mắc bệnh lý này hơn".

Nghiên cứu mới mang tính đột phá đem lại hy vọng cho bệnh nhân bệnh thận mạn tính

EMPA-KIDNEY là thử nghiệm thuốc ức chế SGLT2 chuyên biệt rộng nhất và lớn nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu này gồm 6.609 người tham gia với nhiều bệnh lý nền, trong đó có nhiều người đồng thời mắc bệnh tim mạch, thận hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa. Thử nghiệm đánh giá cả những kết quả về thận và tim mạch ở những người bệnh thận mạn với nhiều mức độ khác nhau.

"Liên minh Boehringer Ingelheim và Lilly tự hào rằng nghiên cứu EMPA-KIDNEY đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho thuốc Empagliflozin,” bà Carinne Brouillon, người đứng đầu mảng dược phẩm dành cho người và là thành viên của ban điều hành, chia sẻ. “Dữ liệu ngày hôm nay sẽ bổ sung thêm các chứng cứ cho chương trình nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi, gồm hơn 500.000 người trưởng thành mắc bệnh lý tim mạch, thận và rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu EMPA-KIDNEY củng cố vai trò tiềm năng của thuốc empagliflozin trong việc thay đổi cách quản lý mà nhóm những bệnh lý này tác động qua lại lẫn nhau”.

“Những kết quả hôm nay từ thử nghiệm EMPA-KIDNEY sẽ là tin mừng cho những người đang mắc bệnh thận mạn và cả cộng đồng y khoa. Chúng tôi cũng được khích lệ khi kết quả giảm nguy cơ nhập viện chỉ sau 2 năm, những kết quả này cũng nhất quán với dữ liệu của Empagliflozin trong các thử nghiệm về kết cục tim mạch trước đây”. theo Tiến sĩ, Bác sĩ Jeff Emmick, Phó Chủ tịch, Nhà Phát triển sản phẩm của Lilly. “Liên minh rất mong thảo luận về những kế hoạch cấp phép lưu hành thuốc cho bệnh suy thận mạn với các cơ quan y tế trên toàn cầu trong thời gian sớm nhất”.

Đọc thêm

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - Hiện nay, với tiến bộ của y học, phương pháp xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện một số bệnh lý di truyền hoặc các rối loạn bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân lồng ruột - ung thư đại tràng tái phát đã mang hậu môn nhân tạo 9 năm.
Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hai phòng khám bị người dân phản ánh có hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”, gồm: Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn và Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng.
Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất Tin Y tế

Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

TTTĐ - Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non.
Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu Tin Y tế

Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Nam bệnh nhân nhập viện do viêm mô tế bào thành bụng vùng hạ vị và dương vật sau khi hút mỡ tại một phòng khám thẩm mỹ trên địa bàn Quận 10, TP HCM.
Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu Tin Y tế

Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Hưởng ứng Ngày Thế giới vì trẻ sinh non năm 2024 Tin Y tế

Hưởng ứng Ngày Thế giới vì trẻ sinh non năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới vì trẻ sinh non năm 2024 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực sẵn có của từng địa phương, đơn vị.
Xem thêm