Tag

Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt, vì sao và như thế nào?

Giáo dục 20/07/2022 13:51
aa
TTTĐ - Không nhất thiết phải là các đề tài to tát được thực hiện trong các phòng thí nghiệm tối tân, việc nghiên cứu của sinh viên cần thực hiện càng sớm càng tốt, bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi, quan sát, hay thử nghiệm một cách tiếp cận mới cho một vấn đề phức tạp… Đó là cách để sinh viên VinUni được truyền cảm hứng nghiên cứu và biến nghiên cứu khoa học thành một phần hiển nhiên trong giáo dục đại học với mỗi sinh viên.
“Bật mí” quy trình tuyển sinh của trường Đại học VinUni Giáo sư người Việt có chỉ số nghiên cứu khoa học ở mức “của hiếm” trên thế giới Đại học VinUni phát động cuộc thi giải bài toán kinh doanh toàn cầu Ra mắt Đoàn Thanh niên trường Đại học VinUni

Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên được các giáo sư hàng đầu Việt Nam và thế giới nêu lên tại Hội nghị quốc tế thường niên “Đổi mới dạy và học” lần thứ Nhất do VinUni khởi xướng tổ chức mới đây.

Nghiên cứu đào tạo sinh viên thành những con người biết tư duy độc lập

GS Sanjay Sarma, Phó Chủ tịch Trung tâm học tập mở, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho rằng thời đại dạy sinh viên chỉ bằng thuyết trình đã không phù hợp nữa. Có rất nhiều cách dạy học tích cực thay thế sự áp đặt bằng cách truyền cảm hứng, khơi dậy sự tò mò, muốn khám phá cho sinh viên. Nghiên cứu là con đường để đào tạo sinh viên trở thành những người có khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo.

Sinh viên VinUni được tạo cơ hội nghiên cứu KHCN ngay từ năm nhất đại học
Sinh viên VinUni được tạo cơ hội nghiên cứu KHCN ngay từ năm nhất đại học

Nói riêng về truyền cảm hứng trong nghiên cứu, GS Wray Buntine, Giám đốc Chương trình Khoa học Máy tính, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, Trường Đại học VinUni cho rằng đang có hiện tượng nghiên cứu khoa học chỉ nhằm mục đích có một tấm bằng đẹp. Điều đó rất hình thức và khi đạt được mục tiêu, họ sẽ bỏ nghiên cứu. Trong khi đó nghiên cứu chỉ hiệu quả khi người học có sự thôi thúc khám phá để chiếm lĩnh kiến thức và tìm thấy ý nghĩa, sự say mê ở đó.

GS Wray Buntine gợi mở một cách tạo động lực cho sinh viên mà hính ông đang “thực hành” tại VinUni: Để cho sinh viên trải nghiệm trước. Phải làm sao để sinh viên phát sinh nhiều câu hỏi trong đầu, mong muốn được hỏi, được khám phá và sẵn sàng phản biện lại thầy của mình, đưa ra quan điểm hoàn toàn khác.

Nghiên cứu giúp sinh viên rèn luyện tính kiên trì và lòng can đảm

GS. Maurizio Trevisan, Trưởng khoa, Viện Khoa học Sức khỏe, trường Đại học VinUni cũng chỉ ra những giá trị của nghiên cứu là dạy cho sinh viên biết đọc, biết phân tích dữ liệu, biết kiên nhẫn và can đảm vượt qua thất bại. Quá trình sinh viên học hỏi lẫn nhau và học từ chính công việc mình trực tiếp thực hiện hình thành kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm.

Sinh viên VinUni tham gia dự án nghiên cứu về Giám sát dịch tễ nước thải ở Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe thông minh VinUni-Illinois.
Sinh viên VinUni tham gia dự án nghiên cứu về Giám sát dịch tễ nước thải ở Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe thông minh VinUni-Illinois

“Một giảng viên lên lớp với bài thuyết trình rất đơn giản. Nhưng sẽ không hiệu quả so với việc đưa sinh viên đến một phòng LAB, để cho sinh viên tự do quan sát, khám phá. Sau đó người thầy có thể hỏi sinh viên xem các bạn ấy thấy có gì thú vị không? Có gì thắc mắc không? Điều gì các em muốn làm và có thể làm được. Câu hỏi đúng hay sai không quá quan trọng. Điều quan trọng là người học đã bắt đầu tư duy về một điều gì đó mà mình tìm thấy qua sự trải nghiệm”, GS. Maurizio Trevisan trao đổi.

Nghiên cứu thế nào?

Đồng tình với ý kiến của các GS quốc tế nhưng có đại biểu nêu ra băn khoăn về việc một cơ sở phải mạnh về nghiên cứu đỉnh cao thì mới đủ điều kiện định hướng, dẫn dắt sinh viên. Và, nên chăng, yếu tố nghiên cứu chỉ nên đặt ra ở đào tạo sau đại học?

Nói về điều này, GS. Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe, trường Đại học VinUni cho rằng cần hiểu vấn đề nghiên cứu là một phần của môn học, một phương pháp để người học đạt được mục tiêu giáo dục chứ không phải cứ nghiên cứu là làm ra một sản phẩm nghiên cứu, thành tựu khoa học nào đó.

Tọa đàm thảo luận về chủ đề lồng ghép nghiên cứu trong giảng dạy có sự tham gia của TS. Jay Siegel - Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, ĐH Thiên Tân; GS. Wray Buntine - Giám đốc Chương trình Khoa học Máy tính, Viện Kỹ thu
Tọa đàm thảo luận về chủ đề lồng ghép nghiên cứu trong giảng dạy có sự tham gia của TS. Jay Siegel - Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, ĐH Thiên Tân; GS. Wray Buntine - Giám đốc Chương trình Khoa học Máy tính, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, ĐH VinUni; BS Zarrin Siddiqui - Giám đốc Chương trình Bác sĩ Y khoa VinUni và GS Maurizio Trevisan, Trưởng khoa, Viện Khoa học Sức khỏe, ĐH VinUni (từ trái qua)

Với cách hiểu đó, GS Maurizio Trevisan cho rằng việc đưa nghiên cứu vào quá trình dạy học hoàn toàn có thể áp dụng ngay với học sinh tiểu học, THCS theo các mức độ đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi bậc học, cách dạy học bằng tổ chức hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu sẽ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực, kỹ năng nào đó. “Khi đứa trẻ lớn lên, trở thành sinh viên sẽ có một nền tảng cần thiết để có thể tham gia những nghiên cứu cao hơn, sâu hơn. Đó phải là một dòng chảy liên tục” - GS Maurizio Trevisan chia sẻ.

GS Wray Buntine lưu ý trong định hướng nghiên cứu cho sinh viên, không nên áp đặt mà cần gợi mở để sinh viên suy nghĩ xem họ quan tâm tới điều gì, muốn tìm hiểu việc gì. Việc nghiên cứu có thể là nhiệm vụ giảng viên giao cho sinh viên trong quá trình học tập, không cần những đề tài, dự án to tát. Ví như yêu cầu sinh viên đi khảo sát thực tế, quan sát một vấn đề nào đó để viết báo cáo phân tích đánh giá.

Về vấn đề này, TS. Jay Siegel Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, Đại học Thiên Tân, Thành viên cấp cao của Collegium Helveticum - ETH Zurich cũng khẳng định quan điểm “không đặt mục tiêu một năm sinh viên có bài báo nào công bố không mà quan trọng là quá trình nghiên cứu đó, giúp sinh viên có được kỹ năng gì”.

Cộng đồng học thuật là nơi tôi luyện tốt nhất

"Việc đưa nghiên cứu vào giảng dạy có thể là một vấn đề khó đối với nhiều giảng viên, vì những người có bằng cấp, đã từng làm nghiên cứu nhưng có thể chưa bao giờ học cách sử dụng nghiên cứu trong giảng dạy, hoặc cũng có thể chưa học những điều căn bản trong giảng dạy. Vì vậy tôi nghĩ rằng một cộng đồng học thuật sẽ là nơi luyện tập tốt nhất. Người dạy nên học hỏi từ các giảng viên thâm niên hơn, để bàn luận về những cách thức giảng dạy tốt nhất. Đồng thời, cần tạo áp lực lên đội ngũ quản lý để thành lập những nhóm giảng dạy, cộng đồng giảng dạy, để việc dạy học không còn chỉ là trách nhiệm của 1 lớp học hay 1 giáo sư, mà còn là trách nhiệm của chương trình học, và cộng đồng các giảng viên".

- TS. Jay Siegel, Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, Đại học Thiên Tân, Thành viên cấp cao của Collegium Helveticum - ETH Zurich.

Dự án trường đại học VinUni công bố Hiệu trưởng đầu tiên và mục tiêu xây dựng đại học xuất sắc tại Việt Nam Dự án trường đại học VinUni công bố Hiệu trưởng đầu tiên và mục tiêu xây dựng đại học xuất sắc tại Việt Nam

TTTĐ- Ngày 4/4, Đại học Cornell và Tập đoàn Vingroup đã thống nhất biệt phái Giáo sư Rohit Verma làm việc tại trường Đại học ...

Nữ sinh Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi viết luận bằng tiếng Anh Write4Change Nữ sinh Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi viết luận bằng tiếng Anh Write4Change

TTTĐ - Cô gái 17 tuổi Nguyễn Phương Anh, trường THPT Đoàn kết (Hai Bà Trưng - Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất ...

Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021 Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021

TTTĐ - Ngày 11/11, Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021 cho 3 ngành: Kinh ...

Vingroup chính thức khánh thành trường đại học tinh hoa VinUni Vingroup chính thức khánh thành trường đại học tinh hoa VinUni

TTTĐ - Ngày 15/1, trường Đại học VinUni – đại học tinh hoa và tư thục phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam đã ...

Đọc thêm

Học sinh trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) giành giải Nhất khu vực Đông Á Giáo dục

Học sinh trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) giành giải Nhất khu vực Đông Á

TTTĐ - Học sinh trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) giành giải Nhất khu vực Đông Á Cuộc thi làm phim Thế giới của bạn – Your World 2024-2025.
Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa Nhịp sống phương Nam

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa

TTTĐ - Công An TP Hồ Chí Minh đang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc Trung tâm Anh ngữ quốc tế Úc Châu đóng cửa.
Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm Giáo dục

Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm

TTTĐ - Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) cho rằng, vấn đề dạy thêm học thêm là nhu cầu thiết thực của người dân, phụ huynh, học sinh...
Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình Giáo dục

Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc miễn học phí rộng rãi sẽ giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình, khuyến khích những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học, qua đó nâng cao mặt bằng học vấn và nguồn nhân lực trong tương lai.
Ở đâu có học sinh chăm ngoan, thầy cô tâm huyết... ở đó thành tựu sẽ nở hoa Giáo dục

Ở đâu có học sinh chăm ngoan, thầy cô tâm huyết... ở đó thành tựu sẽ nở hoa

TTTĐ - Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà tại Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025 diễn ra sáng 23/5, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt - Xô.
Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô Giáo dục

Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Sáng 22/5, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và tuyên dương - khen thưởng thành tích Giáo viên dạy giỏi - Học sinh giỏi năm học 2024 - 2025.
Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách Giáo dục

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu mức trần miễn học phí đối với các địa phương chưa tự chủ ngân sách...
Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá Giáo dục

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

TTTĐ - Ngày 22/5, tại trường THCS Thành Công, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức Tổng kết và trao giải kỳ thi Olympic các môn văn hóa lớp 6, 7, 8 năm học 2024-2025.
Chính sách nhân văn chiến lược, cần quyết tâm thực hiện lâu dài Giáo dục

Chính sách nhân văn chiến lược, cần quyết tâm thực hiện lâu dài

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhận định, việc miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông là chính sách nhân văn, bước tiến mang tính đột phá. Vì là chính sách mang tính chiến lược nên cần có quyết tâm thực hiện lâu dài…
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Xem thêm