Ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc
![]() |
Bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc với bệnh cảnh chính là thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài; bị tổn thương thần kinh nặng nề, không thể vận động tự chăm sóc bản thân, teo cơ và giảm sút cân nghiêm trọng.
Sau ba tuần điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân được điều trị thải độc chì cùng những chế độ chăm sóc đặc biệt. Đến nay, người bệnh đã có những tiến triển đáng kể, có thể đứng lên và tự đi lại được. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết việc thải độc chì cần điều trị lâu dài kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng.
![]() |
Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cũng liên tục tiếp nhận và điều trị các ca ngộ độc tương tự vì dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Một trường hợp khác, có cháu bé 4 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội, được mẹ mua thuốc cam ở chợ gần nhà để bôi tưa lưỡi và hăm mông.
Thế nhưng, cũng vì chữa bệnh theo cách truyền miệng mà cháu bé phải nhập viện trong tình trạng còi cọc, thiếu máu. Tại bệnh viện Bạch Mai, sau khi các bác sĩ làm xét nghiệm, gia đình mới biết bé bị nhiễm chì rất nặng từ loại thuốc cam này. Trong thời gian qua đã có rất nhiều trẻ em bị nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc và vẫn đang tiếp tục phải điều trị thải độc chì.
Cũng tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Chị Lê Thị Nh. 22 tuổi, ở Ninh Bình, sau 8 tháng lập gia đình chưa có thai được bạn giới thiệu đến nhà ông lang L. ở cùng huyện để được bắt mạch và kê thuốc.Chị Nh. được dùng 3 loại thuốc, 1 loại thuốc dạng lá để sắc uống và 2 loại viên để uống. Sau 10 ngày dùng thuốc, chị Nh. thấy đau mỏi toàn thân, cảm giác trống ngực, đau bụng, tới Trung tâm chống độc ngày 26/6/2012 được khám kiểm tra và được xác định bị ngộ độc chì, nồng độ chì máu 59,02 mcg/dL (nồng độ cho phép thấp hơn 10mcg/dL).
Các chuyên gia cho biết, với các trường hợp ngộ độc chì, việc thải độc gặp rất nhiều khó khăn, vì khi vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ. Để tự thải trừ một lượng lớn chì ra khỏi cơ thể phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn.
Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam mua của những ông lang, bà mối bán ở chợ, không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh, không xác định được thành phần hoạt chất trong thuốc. Nếu có những biểu hiện bất thường như sụt cân, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, co giật.... nên đưa người bệnh đi khám để được các bác sĩ xác định và điều trị kịp thời.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân
