Tag

Ngoài miễn học phí, ngành Giáo dục phải nhất quyết chặn lạm thu

Giáo dục 05/10/2023 18:13
aa
TTTĐ - Các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng; Thậm chí tỉnh nghèo nhất nước như Bắc Kạn đã thông báo miễn giảm học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024.
"Hành trình cuộc sống" tiếp tục đồng hành học sinh hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Bình Quảng Bình: Từ vùng đất hoang sơ thành điểm đến du khách quốc tế yêu thích Báo Lao Động khánh thành Văn phòng Đại diện cơ sở 2 tại Quảng Bình Học sinh Quảng Bình được miễn học phí tất cả các cấp

Tỉnh "nghèo" cũng miễn học phí

Ngày 2/10, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVII đã thông qua Nghị quyết quy định về thu học phí năm học 2023 - 2024 trên địa bàn.

Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị không thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 đối với cấp mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn.

Đối với trẻ em, học sinh, học viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển theo quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ không bị thu học phí cả năm học 2023 - 2024.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Quảng Bình miễn học phí cho học sinh trên địa bàn.

Miễn học phí nhưng nhất quyết phải ngăn chặn được lạm thu
Đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh nghèo Bắc Kạn miễn giảm học phí cho học sinh các cấp (Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn)

Trước đó, các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng; Thậm chí tỉnh nghèo nhất nước như Bắc Kạn đã thông báo miễn giảm học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024.

Cụ thể, TP Hải Phòng dự chi hơn 400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để miễn học phí cho toàn bộ học sinh đang học tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn.

TP Đà Nẵng cũng dự chi hơn gần 410 tỷ đồng để miễn học phí với trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024. Trong đó, Đà Nẵng dành hơn 316 tỷ đồng miễn học phí cho học sinh khối các trường công lập và 92,2 tỷ đồng hỗ trợ học sinh ngoài công lập.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh này dự chi khoảng 327 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh các cấp học. Trong đó, tỉnh dành 190 tỷ đồng hỗ trợ giảm học phí cho trẻ 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở; Riêng học sinh tiểu học được miễn theo luật.

Nằm sát Thủ đô Hà Nội, Hà Nam dù không thực hiện miễn 100% học phí như các địa phương khác nhưng cũng đã quyết định hỗ trợ một phần cho học sinh các cấp sau khi công bố mức học phí mới, mức hỗ trợ đúng bằng mức tăng học phí khi thực hiện.

Năm học 2022 - 2023, các địa phương trên cũng đã tiên phong thực hiện việc miễn giảm học phí. So với năm học 2021 - 2022 thì số lượng các tỉnh thành miễn giảm học phí đã giảm xuống còn 7 và con số này vẫn duy trì trong năm học này.

Sau khi trải qua hơn 3 năm dịch COVID-19 hoành hành cộng với thiên tai bão lũ, "sức khỏe kinh tế" của người dân đã phần nào "yếu đi", đặc biệt là bà con tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, bãi ngang, vùng dân tộc thiểu số. Để sẻ chia, giảm bớt khó khăn cho người dân, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương hồi tháng 7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022 - 2023. Đề xuất của Bộ cũng như chủ trương của nhiều địa phương đã lập tức đón nhận sự hoan nghênh, vui mừng từ báo chí, dư luận xã hội cũng như các chuyên gia giáo dục.

Chính sách đúng đắn, kịp thời và nhân văn

Đánh giá về chính sách nhân văn này, GS.TS Phạm Tất Dong nhận định, giáo dục không mất tiền là điều các nước trên thế giới đều coi là mục tiêu phải hướng tới, bởi giáo dục phổ thông là phúc lợi xã hội cơ bản, nói lên quyền được học hành của con người.

Học phí là một trong những loại rào cản làm mất đi cơ hội tiếp cận giáo dục của nhiều người, nhất là những người thuộc nhóm yếu thế, được xếp vào tầng thấp nhất của sự phân tầng xã hội theo mức giàu - nghèo.

Nhiều quốc gia miễn học phí cho học sinh theo học không chỉ trường công mà còn cả trường tư.

Miễn học phí nhưng nhất quyết phải ngăn chặn được lạm thu
Học sinh trường Tiểu học Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn nhận giải cao tại Lễ trao giải đại sứ văn hóa đọc giai đoạn năm 2019 - 2023

“Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nước ta không thu học phí. Khi hết chiến tranh, đất nước còn khó khăn, Nhà nước cũng không thu học phí. Như vậy không có lý do gì khi đất nước phát triển như bây giờ, việc thu học phí cấp học phổ cập lại duy trì”, GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Tất nhiên, câu chuyện cần xây dựng lộ trình cụ thể hay tạo nguồn lực cho việc thực hiện miễn học phí cũng là điều đáng bàn.

Theo TS Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Việc đầu tiên là đánh giá tác động, cân đối ngân sách của chính sách này. Nếu không thu học phí thì chúng ta lấy nguồn nào bù vào để việc miễn học phí không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ngân sách của các trường và đời sống của giáo viên.

Sau khi đánh giá tác động, chúng ta mới có thể rà soát toàn bộ nguồn tài chính có bảo đảm hay không và cân đối giữa trường công và trường tư.

Như vậy, rõ ràng miễn học phí là chính sách an sinh xã hội nhân văn.

Tuy nhiên, trong nỗ lực để học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “trường học hạnh phúc”, "không học sinh nào bị bỏ lại phía sau" thì miễn học phí mới chỉ là một lát cắt bên cạnh rất nhiều việc còn phải làm, làm gấp và quyết liệt...

Nhất quyết chặn lạm thu

Vấn đề lạm thu, lạm chi đầu mỗi năm học mới đã thành “vấn nạn” nhiều năm qua. Đây là vẫn đề nhức nhối mỗi khi năm học mới bắt đầu, gây nhiều bức xúc trong các bậc phụ huynh và dư luận xã hội, đòi hỏi phải giải quyết một cách nhanh nhất, rốt ráo nhất.

Nói về thực trạng này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng nhấn mạnh, để chính sách miễn học phí thực sự có ý nghĩa, nhất quyết phải ngăn chặn được lạm thu.

Không phải vô cớ PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng như nhiều chuyên gia nhấn mạnh tới yêu cầu này. Bởi “học phí ít, phụ thu thì nhiều” - không biết tự bao giờ đã là câu cửa miệng, thuộc nằm lòng của hầu hết các bậc phụ huynh.

Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản liên quan đến: Bảo vệ cơ sở vật chất trường học; Vệ sinh lớp, trường; Khen thưởng giáo viên; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường lớp…

Trên thực tế, từ nhiều năm qua, mỗi một năm học mới đến là lúc phụ huynh lao đao, choáng váng, oằn vai “cõng” hàng chục danh mục phụ phí: Tiền bán trú, bảo hiểm, quỹ cha mẹ học sinh, hiện đại hóa phòng ốc, hỗ trợ vệ sinh, tiền giấy thi, sử dụng tin nhắn, quỹ hội khuyến học, đồng phục học sinh, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…

Với sự trợ giúp đắc lực và hết sức hiệu quả của các ban phụ huynh - nay được gọi mỉa mai là “ban phụ thu” - các loại phụ phí nhiều năm qua được đà biến tướng và trở thành nỗi ám ảnh với hầu hết các phụ huynh, nhất là những phụ huynh có thu nhập thấp, trung bình.

Miễn học phí nhưng nhất quyết phải ngăn chặn được lạm thu
Tranh minh họa

Để nhấn mạnh đến những bất cập của việc lạm thu, TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã làm rõ: “Nếu so với lương viên chức 5 - 6 triệu đồng/tháng thì hiện nay mỗi nhà có 1-2 con đi học phải chi các khoản như: Tiền sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tài liệu đi kèm, quỹ lớp, học thêm, tiền ăn bán trú, tiền học buổi 2, học kỹ năng sống… thì đó là khoản chi rất lớn. Người dân khó lòng đáp ứng được”.

Đối với nhiều gia đình khá giả thì khoản chi vì sự học hành của con cái không đáng là bao trong hàng trăm khoản phải chi hằng ngày. Tuy nhiên, đó lại là khoản chi không nhỏ đối với nhiều gia đình nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số…

Rõ ràng “học thì phí ít” và việc miễn học phí lại nhận được sự tán đồng, hoan nghênh rất lớn của dư luận xã hội thì việc giải quyết được triệt để nạn lạm thu, phụ thu chắc chắn sẽ còn tạo được hiệu ứng xã hội tích cực lớn hơn gấp nhiều lần như thế.

Do vậy, sau nỗ lực miễn giảm học phí thì các địa phương cũng phải quyết tâm tận diệt nạn lạm thu - “một hình thức tham nhũng trong giáo dục”, như ví von của GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chống lạm thu cũng như chống tham nhũng. Việc này cũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Diệt nạn lạm thu phải bắt đầu từ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, như “hiến kế” của GS Phạm Minh Hạc: “Cần xử lý nghiêm hiệu trưởng để xảy ra lạm thu, không nể nang, theo đúng quy định của pháp luật”.

Đọc thêm

Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 Giáo dục

Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2

TTTĐ - Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup chính thức phát động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 dành cho học sinh THPT toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 18,5 tỉ đồng. Thời hạn mở đơn đăng ký từ nay cho đến 23h59 ngày 31/10/2024, vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 1/2025.
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học Giáo dục

Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục trực thuộc về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025.
Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A Giáo dục

Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A

TTTĐ - Kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp thành phố bảng A năm học 2024-2025, Hải Phòng có 467 thí sinh đoạt giải; trong đó có 37 đoạt giải nhất, 118 giải nhì, 162 giải ba và 150 giải khuyến khích.
Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội Giáo dục

Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/9, gần 3.000 cán bộ, giáo viên đến từ các trường học THPT, THCS và Tiểu học của Hà Nội đã được đi thực tế, tham quan tại di tích Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội Giáo dục

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ Giáo dục

Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ

TTTĐ - Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food Giáo dục

Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food

TTTĐ - Ngày 27/9, tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) diễn ra vòng sơ khảo hai chương trình tranh tài quy mô toàn quốc “Cùng Đức Việt & O’Food trở thành Trạng nguyên tuổi 13” và “Cùng Đức Việt & O’Food thắp sáng những ngôi sao buổi sớm” - lần thứ X năm 2024. Chương trình diễn ra trong không khí tưng bừng và phấn khởi với sự tham gia của các vị đại biểu, các thầy, cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường.
Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học Giáo dục

Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học

TTTĐ - Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch trở thành “Thành phố học tập của UNESCO”.
Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á Giáo dục

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

TTTĐ - Tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giới thiệu một số kết quả ban đầu của Báo cáo nghiên cứu “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng”. Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Xem thêm