Tag

“Ngôi nhà bình yên”: Nơi bắt đầu cuộc sống mới của những nạn nhân của nạn mua bán người

Phóng sự 01/12/2018 09:24
aa
TTTĐ - Mặc dù rất khó để nắm bắt được chính xác quy mô của tình trạng buôn bán người do bản chất phi pháp cũng như những khó khăn trong việc xác định các hoạt động cấu thành của nó nhưng các cơ quan nhà nước và quốc tế vẫn khẳng định rằng, nạn buôn người ở Việt Nam (chủ yếu là buôn bán phụ nữ và trẻ em) rất trầm trọng và ngày một gia tăng.

“Ngôi nhà bình yên”: Nơi bắt đầu cuộc sống mới của những nạn nhân của nạn mua bán người

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và nạn mua bán người đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ “Ngôi nhà bình yên” (Ảnh: Mai Ngọc)

Bài liên quan

Chủ động hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người

Tăng cường hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán người

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền

Một phần trong số hàng ngàn nạn nhân bị buôn bán đã may mắn được giải cứu và trở về quê hương; song phía trước họ là muôn vàn khó khăn cần đến sự hỗ trợ để có thể có được một cuộc sống ổn định.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, mỗi năm có khoảng 800.000 người đến 1.000.000 người bị mua bán. Như vậy có khoảng 3.000 người bị mua bán trong một ngày, 125 người bị mua bán trong 1 giờ và cứ 1 phút có 2 người bị mua bán. Lợi nhuận có được từ mua bán người khoảng 150 tỷ USD mỗi năm. Riêng khu vực các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó có Việt Nam được đánh giá là điểm “nóng” của tình trạng mua bán người.

Nhìn rộng ra để thấy một con số quá khủng khiếp và rõ ràng những quốc gia nghèo, kém phát triển đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” để bọn tội phạm mua bán người kiếm tiền. Ở địa bàn biên giới, loại hình tội phạm này cũng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Theo báo cáo của Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng, tính từ năm 2012-2018, các đơn vị BĐBP đã đấu tranh, xử lý 221 vụ/282 đối tượng mua bán người, giải cứu 695 nạn nhân, tiếp nhận bàn giao từ cơ quan chức năng nước bạn 456 nạn nhân và 172 nạn nhân tự giải thoát trở về. Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng cũng đã xây dựng 215 kế hoạch nghiệp vụ, xác lập 120 chuyên án đấu tranh với tội phạm mua bán người và thu được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, con số nêu trên vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế số người bị mua bán qua biên giới. Bởi còn rất nhiều nạn nhân chưa được giải cứu và những nạn nhân quay trở về nhưng vì nhiều lý do không tố giác tội phạm.

Buôn bán người luôn được hiểu như là một hệ quả của nghèo đói do những nạn nhân bị buôn bán thường xuất thân từ các vùng nông thôn và từ các gia đình nông dân nghèo, cha mẹ thường có trình độ học vấn thấp, giáo dục gia đình kém, hay có những vấn đề xã hội như rượu, chè, bạo lực gia đình, khuyết tật, cha mẹ đơn thân, ly dị hoặc có cuộc sống không hạnh phúc. Tuy vậy, nạn nhân của buôn bán người vì thế không đơn thuần chỉ là những phụ nữ trẻ mà nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trường hợp bị bán thường là những phụ nữ ở trong độ tuổi từ 15 cho đến 35 tuổi và bất kỳ ai cũng có thể bị buôn bán. Trẻ em đang ngày càng trở thành một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hơn, độ tuổi trung bình của trẻ em bị buôn bán là 10 tuổi. Chủ yếu trẻ em bị buôn bán là các bé gái nhưng trong một số trường hợp lại là bé trai. Bên cạnh nhóm nạn nhân thuộc dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ở Việt Nam thì cũng có một số lượng lớn các đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đây là nhóm có nguy cơ bị buôn bán cao nhất vì họ ở những nơi hẻo lánh, biệt lập về địa lý, trình độ kinh tế, xã hội thấp kém.

Các nạn nhân của việc buôn bán người thường đều đã từng phải trải qua tình trạng bị cưỡng bức; bị tra tấn; nợ nần; bị giam cầm bất hợp pháp; bạn bè và gia đình bị đe doạ; bị bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý. Đối với những nạn nhân may mắn được trở về địa phương, việc tái hoà nhập của họ cũng gặp muôn vàn khó khăn do không tìm được công việc phù hợp ở địa phương hoặc do tình trạng sức thiếu, mất đất sản xuất, thiếu chỗ ở, bị bệnh tật, sức khoẻ yếu hoặc gặp các khó khăn khác như thiếu giấy tờ tuỳ thân, gia đình không ổn định...

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng. Đó là: Hỗ trợ nạn nhân gắn với công tác tiếp nhận; hỗ trợ tại Trung tâm nhà tạm lánh dành cho nạn nhân; lồng ghép việc hỗ trợ nạn nhân trở về với các chương trình hoạt động của Hội Phụ nữ địa phương như: Dạy nghề cho lao động nữ, cho vay vốn xoá đói giảm nghèo (trong đó có phụ nữ nguy cơ, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ bị buôn bán trở về, gia đình nạn nhân) gắn với truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng sống.

Riêng đối với các trường hợp nạn nhân trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, một số địa phương đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế để có gói hỗ trợ trị giá từ khoảng từ 300 đến 500 USD… Tuy nhiên, các chương trình, dự án được triển khai tại nhiều địa phương không mang tính bền vững khi mà thời gian triển khai dự án ngắn, đối tượng hưởng lợi bị hạn chế. Khi dự án kết thúc thì các đối tượng không thể tự lập cho cuộc sống của mình. Hoặc có những chương trình như đào tạo nghề lại chưa xem xét tới yếu tố phù hợp của nghề đào tạo với điều kiện thực tế của địa phương nên học viên sau khi được đào tạo cũng không thể vận dụng để sinh sống.

Hơn nữa, nạn nhân bị buôn bán chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thái độ, kiến thức và hành vi của cộng đồng đối với họ. Chính vì thế, nếu chỉ tập trung vào nạn nhân mà không có những hoạt động tác động vào cộng đồng nơi nạn nhân sinh sống thì khả năng nạn nhân tiếp tục bị buôn bán hoặc rời bỏ cộng đồng là rất cao. Trong số các hình thức hỗ trợ, “Ngôi nhà bình yên” - mô hình Công tác xã hội chuyên nghiệp do Hội LHPNVN thực hiện với các dịch vụ hỗ trợ toàn diện như: Nơi ăn, ở an toàn; chăm sóc sức khoẻ hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ pháp lý; đào tạo, hỗ trợ nghề; nâng cao kỹ năng sống; tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; trợ giúp sau khi rời khỏi Ngôi nhà bình yên… đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong việc trợ giúp cho các nạn nhân tái hoà nhập bền vững.

Đây là nơi mà chị em lâm vào hoàn cảnh bất hạnh như bị buôn bán, bị ngược đãi có thể vừa lánh nạn và cũng là địa điểm họ có thể tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Chị em bị bạo hành được đón nhận những hỗ trợ tâm lý, sức khoẻ, được tư vấn về pháp lý và các vấn đề liên quan để tái hoà nhập cộng đồng.

Chị em phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, bị bạo hành bất kể thời gian nào cũng có thể đến với Ngôi nhà bình yên. Ở đó họ sẽ nhận được sự cung cấp nơi ăn, ở an toàn hoàn toàn miễn phí, được chăm sóc và hỗ trợ về y tế, được tư vấn về tâm lý, tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý, được hướng nghiệp và đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra ngôi nhà cũng tổ chức giáo dục không chính qui, liệu pháp nhóm và hướng dẫn kĩ năng sống; tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; hỗ trợ giúp quá trình tái hoà nhập cộng đồng…

Bà Đặng Hương Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang tập trung xây dựng các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng như mô hình câu lạc bộ, đội tuyên truyền lưu động, mô hình “Nhà tạm lánh - Nhà bình yên” với gói dịch vụ toàn diện tại các tỉnh trọng điểm về mua bán người nhằm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về ngay tại địa phương. Các cấp hội tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện hiệu quả chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” nhằm tạo sinh kế tại chỗ, giúp chị em thoát nghèo vươn lên. Giải quyết được bài toán kinh tế chắc chắn sẽ hạn chế tình trạng phụ nữ bôn ba tìm việc làm, rất dễ bị sa vào bẫy của bọn tội phạm buôn người”.

Khi tình trạng buôn bán người vẫn đang diễn biến phức tạp và những nạn nhân bị buôn bán trở về vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tới sự trợ giúp; sự có mặt của những mô hình hỗ trợ như “Ngôi nhà bình yên” là thật sự cần thiết. Hy vọng rằng với các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống buôn bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành; ngày càng có nhiều mô hình tương tự như Ngôi nhà bình yên với đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để có thêm nhiều chị em phụ nữ không may bị buôn bán nhận được sự hỗ trợ cần thiết để có thể tái hoà nhập cộng đồng một cách bền vững.

“Đây là bài tuyên truyền về phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán” của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm