Người dân phải làm gì khi sống trong vùng dịch sốt xuất huyết?
![]() |
Hiện nay, tổng số mắc sốt xuất huyết của Hà Nội đang đứng thứ 2 trên toàn quốc sau TP HCM với đối tượng mắc rộng ghi nhận ở cả người lớn và trẻ em, ở cả thành thị và nông thôn.
Theo các chuyên gia, dịch bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao là do dịch bệnh tích tụ của nhiều tháng trước đây, tích tụ nguồn bệnh từ người bệnh, người lành mang trùng bệnh và trên muỗi mang virus bệnh sốt xuất huyết; thời tiết mưa nhiều và mưa nhỏ nên tích tụ các ổ loăng quăng, bọ gậy. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa mạnh nhiều các công trường xây dựng, nhiều công nhân, học sinh đến Hà Nội làm ăn, sinh sống, học tập…cũng khiến dịch ngày một “nóng” lên. Dự báo tình hình sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ duy trì và tiếp tục tăng trong các tháng tới nếu không được phòng chống quyết liệt.
![]() |
Tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ mới đây, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, việc tổ chức phun hóa chất diện rộng để “hạ hỏa” như cách Hà Nội đang làm cũng chỉ diệt được muỗi trưởng thành mang mầm bệnh, nếu không diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có lứa muỗi tiếp. Do vậy, về lâu dài người dân cần thực hiện tốt việc vệ sinh diệt bọ gậy trong các ổ nước còn đọng. Bởi nếu phun thuốc muỗi chết, nhưng bọ gậy không hết thì vẫn sẽ còn muỗi.
PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét và ký sinh trùng Trung ương, chia sẻ them: “Hà Nội đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy. Các đội phải có trách nhiệm đến từng hộ gia đình, tìm kiếm, hỗ trợ, hướng dẫn người dân xử lý các ổ bọ gậy. Yêu cầu 1 tuần/1 lần, mỗi hộ gia đình kiểm tra kỹ các dụng cụ chứa nước, lật úp không để nước mưa tồn đọng”.
Cũng theo PGS.TS Trần Thanh Dương, ngoài việc diệt muỗi, diệt bọ gậy là nguồn gây bệnh thì cần cách ly người bệnh và người lành mang trùng bệnh.
Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế , để phòng chống bệnh SXH, người dân có thể dùng các loại cây có tinh dầu có tác dụng xua muỗi như sả, húng, ngũ da bì... bằng cách trồng cây hoặc hái cây tươi để trong nhà hoặc dùng tinh dầu được chiết xuất từ những cây này thì đều có tác dụng xua muỗi.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ xua được muỗi trong một thời điểm, về lâu dài, vẫn cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy.
Với những người đang sinh sống trong vùng dịch, theo ông Nguyễn Đức Khoa, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi như: Dùng vợt điện, hương muỗi, bôi kem xua muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, có thể dùng lưới che cửa sổ để muỗi không bay vào nhà và phối hợp với cơ quan y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi; đặc biệt chú ý các thời điểm muỗi truyền bệnh SXH hay đốt là lúc trời nhập nhoạng, sáng sớm và chiều tối để tránh bị muỗi đốt.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Khoa, các hóa chất diệt muỗi ngành y tế sử dụng hiện nay đã được Bộ Y tế khảo nghiệm và cấp phép, an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu vô tình bị nhiễm hóa chất vào mắt, miệng hoặc hít phải hóa chất, những trường hợp có cơ địa nhay cảm có thể có một số phản ứng như: Ho, hắt hơi, cay mắt, buồn nôn, mẩn ngứa. Thường các biểu hiện này sẽ nhanh chóng hết sau một thời gian ngắn nhưng cần được rửa mắt bằng nước sạch, xúc miệng hoặc gây nôn, nếu không thấy đỡ thì cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử

16 bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày
