Tag
Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua

Người dân phấn khởi, mong Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống

Tin tức 18/01/2024 18:07
aa
TTTĐ - Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều; đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 Ngày 15/1, khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Đông đảo người dân quan tâm, chờ đợi

Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp. Do đó, khi được thông qua, Luật Đất đai (sửa đổi) được đông đảo Nhân dân đồng thuận, ủng hộ.

Theo dõi sát sao các phiên thảo luận liên quan đến Luật Đất đai (sửa đổi) ông Phan Cao Huy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) là rất quan trọng, bởi góp phần nâng cao về thông tin dữ liệu đất đai để mọi người dân tiếp cận dễ dàng phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh. Có cơ chế tạo thuận lợi hơn cho người dân giám sát việc thực thi liên quan đất đai.

Người dân phấn khởi, mong Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống
Các đại biểu dự phiên bế mạc

“Có thể thấy, đây là dự luật lớn, đặc biệt quan trọng, có liên hệ mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ người dân, nội dung dự thảo Luật khắc phục rất nhiều những vấn đề bất cập, vướng mắc đặt ra trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2013. Xác định đây là luật chi phối tất cả các luật khác nên việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận một cách thận trọng, khách quan với sự tham gia đóng góp của nhiều đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt lấy ý kiến Nhân dân là cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết.

Nội dung góp ý đã được các cơ quan có trách nhiệm tập hợp, tiếp thu, giải trình hết sức kỹ lưỡng, công phu cho thấy tinh thần cầu thị, quyết tâm của Ban soạn thảo, của Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất của dự án luật”, ông Phan Cao Huy nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Phan Cao Huy, ông Lê Trí Dân (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: Qua các kỳ thảo luận, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có sự hoàn thiện, nâng cao về chất lượng. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý đã rất lắng nghe, chắt lọc đầy đủ, thận trọng các ý kiến tham gia hợp lý của các vị đại biểu Quốc hội, của các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước. Đối với những vấn đề lớn, vấn đề khó và còn có ý kiến khác nhau được tiếp thu, giải trình rất thận trọng, thỏa đáng.

Vì vậy, dự thảo Luật đã nhận được sự thống cao từ phía đại biểu Quốc hội. Có thể nói, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra, cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Vì vậy, tôi tin tưởng và kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía doanh nghiệp, người dân để dự Luật sớm phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi khi có hiệu lực.

Nhiều điểm mới quan trọng

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. Đặc biệt, Luật có 5 nhóm nội dung vấn đề mới. Thứ nhất là các quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Biểu hiện rõ nhất qua việc mở rộng quyền sử dụng đất, tiếp cận đất đai của công dân Việt Nam, chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ hai là liên quan đến tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp, có nhiều quy định mới, như: Thiết kế quy định về thu hồi đất phục vụ cho hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất kinh doanh, thiết kế mới, thể chế hoá đầy đủ Điều 54 của Hiến pháp là chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật sự cần thiết; mở rộng cơ chế thoả thuận, mở rộng quỹ đất (như cho dự án có hoạt động lấn biển), quỹ đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng nhà ở xã hội...

Người dân phấn khởi, mong Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống
Việc thông qua dự Luật nhận được sự quan tâm, chờ đợi của đông đảo người dân và các đối tượng chịu sự tác động

Thứ ba, nhiều quy định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: Đất sử dụng kết hợp đa mục đích, thu hẹp trường hợp phải xin phép về mục đích sử dụng đất, nhận chuyển đổi đất nông nghiệp để tăng cơ hội tích tụ sản xuất quy mô lớn; nhận chuyển nhượng đất trồng lúa...

Thứ tư là nội dung liên quan tài chính đất đai tách bạch rõ ràng và có một số chính sách ổn định tiền thuê đất.

Thứ năm là quy định nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Điểm đáng chú ý là cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân.

Như vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) với vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ về mọi mặt. Do đó, việc thông qua dự luật nhận được sự quan tâm, chờ đợi của đông đảo người dân và các đối tượng chịu sự tác động.

Để Luật Đất đai (sửa đổi) khi được thông qua có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sớm được thực thi, phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm triển khai kịp thời việc ban hành các Nghị định, văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật; tránh tình trạng để luật phải chờ nghị định;...

Ngoài ra, công tác phổ biến, tuyên truyền về những điểm mới của Luật Đất đai (sửa đổi); nội dung trọng tâm của Luật tới người dân, doanh nghiệp cũng cần phải được tăng cường, đổi mới để các đối tượng chịu sự tác động của chính sách nắm vững và thực hiện theo đúng quy định.

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức Giải Báo chí xây dựng Đảng lần thứ VII Tin tức

Hà Nội tổ chức Giải Báo chí xây dựng Đảng lần thứ VII

TTTĐ - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP Hà Nội lần thứ VII - năm 2024.
Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân Tin tức

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, các nghị quyết được HĐND TP thông qua tại kỳ họp này là cơ sở pháp lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân.
Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Tin tức

Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 15/5, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học dẫn đầu đã kiểm tra tại quận Cầu Giấy.
Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công Tin tức

Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công

TTTĐ - Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.
Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7 Tin tức

Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7

TTTĐ - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ được xem xét tại kỳ họp thứ 7.
TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác Tin tức

TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác

TTTĐ - Sáng 15/5, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị và biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024.
Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID Tin tức

Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID

TTTĐ - Sáng 15/5, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (LLTP) qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường Tin tức

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường

TTTĐ - Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường).
HĐND TP Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề cấp thiết Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề cấp thiết

TTTĐ - Sáng 15/5, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 16), xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay (15/5), HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 16) để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Xem thêm