Tag

Người trẻ chấp nhận bị trừ lương, giảm thưởng khi về quê ăn Tết sớm

Nhịp sống trẻ 12/01/2023 12:00
aa
TTTĐ - Việc quê ăn Tết sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí đi lại, có thêm thời gian cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, nhiều lao động phải chấp nhận đánh đổi ngày nghỉ phép, lương thưởng và xin phép công ty làm việc từ xa hoặc thỏa thuận bàn giao công việc với đồng nghiệp.
Thổn thức đón Tết xa nhà Tết ấm áp trong vòng tay đồng đội Tết xa nhà của người trẻ Việt

Chấp nhận mất nhiều ngày nghỉ phép

Sau hai năm ăn Tết ở Hà Nội, năm nay, Phương Anh (26 tuổi, quê Quảng Ngãi chọn về quê sớm từ đầu tháng 1, bất chấp khả năng bị trừ lương, ảnh hưởng thu nhập.

"Năm đầu tiên, mình không về quê vì lo ngại dịch bệnh, thời gian cách ly kéo dài. Còn năm 2022 vửa rồi, vì vướng bận công việc, mình cũng không thể quây quần cùng gia đình với gia đình", Phương Anh nói.

Người trẻ chấp nhận bị trừ lương, giảm thưởng khi về quê ăn Tết sớm
Phương Anh chấp nhận mất ngày nghỉ phép để về quê ăn Tết sớm

Năm nay, cô gái trẻ quyết tâm thu xếp công việc, đặt mua vé máy bay từ đầu tháng 12/2022, chốt lịch nghỉ Tết vào đầu tháng 1 (khoảng 17 tháng Chạp). Ban đầu, cấp trên của Phương Anh đồng ý tạo điều kiện vì nhân viên đã không thể về quê vào năm ngoái. Tuy nhiên, vào giữa tháng 12, công ty bất ngờ nhận thêm dự án. Trong hoàn cảnh thiếu hụt nhân sự cuối năm, những nhân viên về Tết sớm như Phương Anh có thể bị cắt giảm lương.

"Biết là vật nhưng vì đã đặt vé xong xuôi, mình quyết định về đúng ngày dự kiến. Một số công việc mình sẽ nhờ đồng nghiệp ở công ty hỗ trợ, những việc khác không nhờ được thì phải cố gắng làm tại nhà", Phương Anh chia sẻ..

Giống như Phương Anh, Thu Huyền (25 tuổi, nhân viên mảng sự kiện) đã quyết định từ Hà Nội về quê tại Cà Mau đón Tết vào ngày 12/1, sớm hơn lịch nghỉ Tết của công ty cô khoảng một tuần. Giai đoạn này, các sự kiện lớn đều đã tổ chức xong xuôi. Những việc khác cô gái trẻ có thể sắp xếp trước hoặc nhờ người xử lý hộ, nên chuyện về quê sớm không ảnh hưởng nhiều đến công việc.

"Một số công việc về giấy tờ cần thêm thời gian hoàn tất nên mình cũng chưa hoàn toàn yên tâm khi bàn giao lại. Hơn nữa về trước lịch nghỉ Tết thì tất nhiên phải chấp nhận mất nhiều ngày phép", Thu Huyền nói.

Người trẻ chấp nhận bị trừ lương, giảm thưởng khi về quê ăn Tết sớm
Thu Huyền đặt vé máy bay từ đầu tháng 11 để có thể về quê sớm, đón Tết trọn vẹn với gia đình

Trước đó, cô gái 25 tuổi đã đặt mua vé máy bay từ ngày đầu tháng 11. Vì không phải giai đoạn cao điểm nên giá vé rẻ và không gặp cảnh đông đúc, chờ đợi tại các sân bay. So với những năm trước, Huyền cũng cảm thấy háo hức, thoải mái hơn vì vơi bớt nỗi lo di chuyển bất tiện hay cách ly phòng chống dịch bệnh.

"Mình dự định sẽ trở lại Hà Nội vào ngày 31/1. Tết năm nay, mình muốn dành nhiều thời gian ở bên gia đình hơn", Thu Huyền chia sẻ.

Nỗi lo tài chính

Từ khi tốt nghiệp đi làm, đây là năm đầu tiên Đức Lương (27 tuổi, làm việc tại Hà Nội) được lên xe về quê ăn Tết sớm. Về trước Tết hai tuần, chàng trai trẻ quê Quảng Trị không chỉ có nhiều thời gian bên bố mẹ hơn, mà còn thoát được cảnh chen chúc đầy ám ảnh trên chuyến xe ngày cuối năm.

Đức Lương chia sẻ, cách đây ít tháng, anh đã nghỉ công việc văn phòng ở công ty cũ và đang trong thời gian tìm việc mới. Thời gian này, chàng trai trẻ vẫn ở lại Hà Nội và nhận một số dự án freelance, đồng thời làm nội dung truyền thông online cho một công ty sản xuất có trụ sở ở Đà Nẵng.

Người trẻ chấp nhận bị trừ lương, giảm thưởng khi về quê ăn Tết sớm
Về quê ăn Tết sớm hơn nhưng năm nay lại là năm đầu tiên Đức Lương cảm thấy nỗi lo tài chính lớn hơn bao giờ hết

Không bị gò bó ở văn phòng như các năm trước, Đức Lương có thể linh động sắp xếp mọi thứ để về nhà sớm hơn. Về quê, Lương vẫn tiếp tục làm việc cho đến ngày nghỉ lễ chính thức.

"Thời gian trước, đặc biệt là hai năm dịch, mình có ít dịp về nhà, mỗi lần về thời gian ở lại chơi cũng rất ngắn ngủi. Mọi năm phải làm việc theo lịch trình công ty nên mình về rất sát ngày Tết. Năm nay, mình thực sự rất vui vì được về sớm để phụ giúp bố mẹ nhiều hơn", Đức Lương nói.

Về quê sớm, chàng trai 27 tuổi vui mừng vì thoát được nỗi sợ đi xe khách trong dịp lễ. Cũng vì quá sợ cảnh chen chúc ấy, trừ dịp Tết, Lương thường tránh về quê vào các ngày lễ lớn. Lương nhớ như in cảm giác ngột ngạt khi kẹt cứng trên chuyến xe Tết, hành khách bị nhồi nhét và ngồi chen chúc nhau hơn nửa ngày, đến một chỗ ngồi thoải mái cũng không có.

Thời gian này những năm trước, Lương phải vừa lo chạy deadline cuối năm, vừa tranh thủ đi mua sắm quần áo, quà bánh để mang về nhà. Song năm nay, anh thấy mình thong thả hơn. Dù vậy, đây lại là cái Tết đầu tiên sau khi nhảy việc, Lương không tránh được nỗi lo tiền bạc. Thu nhập từ các công việc làm thêm chỉ bằng khoảng 60% mức lương trước đây, buộc chàng trai trẻ phải thắt chặt mọi khoản chi tiêu.

"Chưa có cái Tết nào mình lo lắng chuyện tiền bạc như thế. Mình vẫn cố gắng làm thêm nhưng không đủ. Bây giờ, mình đã hiểu tại sao người lớn lại lo lắng và áp lực về ngày Tết như vậy. Chỉ mong rằng sang năm mới tôi sẽ có nhiều khởi sắc hơn trong công việc", Đức Lương chia sẻ.

Người trẻ chấp nhận bị trừ lương, giảm thưởng khi về quê ăn Tết sớm
Hải Anh tính toán kỹ lưỡng để có thể sử dụng các chi phí hợp lý nhất cho Tết

Tương tự, sáng 11/1, Hải Anh (25 tuổi, nhân viên truyền thông tại TP Hồ Chí Minh) ra sân bay để về nhà đón Tết, sớm hơn một tuần so với mọi năm. Trước đây, Hải Anh thường về sát ngày Tết bởi cô nghĩ về sớm sẽ buồn chán vì không biết làm gì, bạn bè cũng đang đi làm xa.

Tuy nhiên, trải qua hai năm dịch, sống một mình khi thành phố phong tỏa, không thể về thăm ngay cả khi bố mẹ nhiễm bệnh, Hải Anh thay đổi suy nghĩ và mong muốn được về nhà nhiều hơn. Trước đó hơn một tháng, cô gái trẻ quê Lạng Sơn đã báo lịch nghỉ và được cấp trên nhanh chóng đồng ý. Một phần vì các thành viên trong nhóm đều là người TP.HCM hoặc các tỉnh ở gần nên cô được ưu tiên về sớm.

"Vì công việc của mình phải kết hợp với một số bộ phận khác trong công ty như đội thiết kế nên mình cố gắng hoàn thành phần việc của mình sớm để tránh ảnh hưởng tiến độ của mọi người. Những đầu việc như tham gia sự kiện hay gặp trực tiếp khách hàng, mình đều nhờ các đồng nghiệp nhận giúp", Hải Anh nói.

Khoảng một tuần trước đó, cô gái trẻ thường xuyên thức đến nửa đêm để chạy deadline vì không muốn ôm quá nhiều việc về nhà. Hải Anh muốn dành thời gian ở nhà để phụ giúp bố mẹ và thăm hỏi người thân nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm vào công việc. Đặt vé và về quê sớm hơn, Hải Anh cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí đi lại.

"Không chỉ đỡ tốn tiền vé máy bay, mình còn đỡ được một khoản nho nhỏ sinh hoạt phí so với khi ở lại thành phố. Số tiền đó, mình có thể mua thêm quà hoặc biếu bố mẹ tiêu Tết", Hải Anh chia sẻ.

Đọc thêm

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup Nhịp sống trẻ

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

TTTĐ - Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025 không chỉ là sân chơi của công nghệ, startup và chuyển đổi số, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa những người trẻ giàu khát vọng và các nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành, cùng kiến tạo tương lai đổi mới sáng tạo của Thủ đô.
AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng Nhịp sống trẻ

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

TTTĐ - Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đầu tư thời gian và tiền bạc để trang bị thêm các kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, quyết tâm "vượt sóng" để tìm kiếm cơ hội việc làm vững vàng trong bối cảnh thị trường lao động đầy thách thức.
Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Nhịp sống phương Nam

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Ngày 8/5, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức chương trình gặp gỡ, chúc mừng đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trước thềm Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.
"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm Nhịp sống trẻ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

TTTĐ - Đầu năm 2025, sinh viên năm thứ 3, ngành Quản lý và Phát triển du lịch, khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua một hành trình thực tập giáo trình đầy ý nghĩa kéo dài bốn tuần tại các đơn vị du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng hàng đầu.
Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen Camera 360 trẻ

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

TTTĐ - Thế hệ Gen Z - những người trẻ lớn lên trong kỷ nguyên số, được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế của mình để chủ động nắm bắt cơ hội học tập và phát triển tại môi trường quốc tế.
Xem thêm