Tag

Nguy cơ học sinh bị “bỏ rơi” trên lớp

Giáo dục 03/10/2018 10:35
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang nhận được nhiều tranh cãi. Đa số các thầy cô cho rằng, những quy định này khiến học sinh có nguy cơ bị “bỏ rơi” trên lớp.

Nguy cơ học sinh bị “bỏ rơi” trên lớp

Ảnh minh họa: Thái Nguyên

Bài liên quan

Giáo viên sẽ bị phạt 10 triệu đồng nếu ép học sinh đi học thêm

Mọi lỗi của giáo viên đều phạt tiền

Theo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, mọi lỗi sai của giáo viên đều bị xử phạt hành chính bằng tiền. Cụ thể, các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục và xúc phạm người học đều bị phạt hành chính ở những mức độ khác nhau. Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục, đi kèm với nộp phạt người vi phạm phải xin lỗi công khai.Cá biệt, Dự thảo quy định sẽ phạt cá nhân nếu xúc phạm tới nhân phẩm học sinh, ngoài việc công khai xin lỗi thì giáo viên cũng sẽ bị đình chỉ dạy từ một đến sáu tháng.

Đối với việc dạy thêm, Dự thảo Nghị định xử phạt đã đề xuất nhiều mức phạt hành chính ở mức cao. Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa. Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép… Đặc biệt, phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn; phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép…

Còn nhiều tranh cãi

Ngay sau khi Dự thảo được công bố, nhiều giáo viên đã bày tỏ bức xúc vì cho rằng, nếu không thận trọng khi lên lớp, giáo viên sẽ trở thành tội phạm. “Sao Dự thảo không đưa ra hình thức xử phạt phụ huynh hay học sinh xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên? Nếu không, khi giáo viên vi phạm thì cả là xã hội lại nhòm ngó như thể giáo viên là tội phạm. Vấn đề là tại sao các cháu phải học thêm, sao Bộ không tìm hiểu hay cố tình không hiểu. Kiến thức nặng, học nhiều môn, thi nhiều môn, cơ chế thay đổi đến chóng mặt hỏi sao các cháu không có nhu cầu học để đáp ứng được cơ chế thi cử của giáo dục. Ép buộc các cháu học thêm là một chuyện, tuy nhiên các cháu có nhu cầu thì không được học thêm hay sao…”, một giáo viên nêu ý kiến.

Một giáo viên khác lại nêu quan điểm, việc phạt tiền vì xúc phạm nhân phẩm học sinh thì sẽ là cách người ta dần bỏ rơi học sinh, mà sự bỏ rơi đó bắt đầu từ giáo viên - những người hàng ngày trực tiếp dìu dắt, dạy dỗ. Thầy mà mắng chửi học sinh thì thầy lấy gì nuôi thân, nuôi gia đình. Trò được đưa lên một vị trí cao hơn giáo viên thì việc gì giáo viên phải nghiêm khắc để trở thành sai phạm?

Trên những diễn đàn giáo dục, đa số các ý kiến đều có chung quan điểm, nghề giáo không có những quy định này cũng khổ lắm rồi. “Trên đe dưới búa”, học sinh học kém, học sinh hư cũng bị đánh giá vào thi đua, thành tích, bây giờ không được quát mắng học sinh thì sẽ dạy như thế nào?

Chưa phù hợp với thực tiễn

Có thể nói, đưa ra các quy định xử phạt kinh tế là cách để đạt hiệu quả răn đe, làm cho người bị phạt bị “đánh” vào túi tiền. Đây cũng là cách làm thiết thực trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, giáo dục là lĩnh vực đặc thù, rất khó áp dụng. Không phải vì luật không nghiêm mà giáo dục đôi khi có những mặt mà luật không thể vận dụng rõ ràng được.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, đối với các nhà trường thì yếu tố giáo dục phải đưa lên đầu tiên. Việc xử phạt mục đích là để người ta thấy hành vi của mình sai từ đó điều chỉnh. Tuy nhiên, việc xử phạt cần quy định mức độ nào thì xử lý trong cơ sở giáo dục, mức nào mới đưa lên xử lý hành chính hay xử lý thành hình phạt. Dự thảo phải rõ ràng chứ không phải tất cả mọi cái đều xử phạt, biến nhà trường thành cảnh sát hết thì nhà trường đâu còn gọi nhà trường…

“Vấn đề xử phạt nhiều hay ít tôi không bàn đến nhưng phải đưa về những khung của pháp luật để chúng ta xử lý hoặc nếu xử phạt mà nặng hơn nhưng để tốt hơn thì cũng nên làm. Các cơ quan nhà nước xử lý chứ không phải nhà trường. Phải trả lại cho nhà trường chức năng giáo dục. Kể cả thanh tra giáo dục đi làm rồi phạt là không đúng, không khách quan. Vấn đề dạy thêm, học thêm cần phải chấm dứt thì quy định cũng phải rõ ràng. Phải chấm dứt việc dạy thêm trong nhà trường còn việc muốn dạy thêm cho những học sinh yếu kém thì nhà trường phải đứng ra tổ chức. Cái nào được thu phí, cái nào phải chi từ ngân sách và không cho giáo viên được dạy thêm trong bất cứ lý do nào. Giáo viên muốn dạy thêm thì ra những trung tâm được đăng ký và phải đóng thuế cho nhà nước để được dạy”, tiến sĩ Lâm nêu quan điểm.

Thầy Đặng Danh Hướng, giáo viên trường THPT Hoàng Văn Thụ, chia sẻ: “Từ thực tiễn công tác dạy học ở trường THPT trong nhiều năm qua, tôi thấy việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, phải ban hành Nghị định này như thế nào để phù hợp với thực tiễn ở các cơ sở giáo dục? Dự thảo Nghị định đang tạo ra tranh luận sôi nổi trong đội ngũ giáo viên và dư luận của xã hội. Bởi lẽ, theo Dự thảo, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu đồng. Nếu giáo viên xúc phạm danh dự của học sinh có thể nộp phạt. Trong trường hợp ngược lại học sinh xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo phạt tiền từ 10-20 triệu đồng, học sinh lấy đâu tiền để nộp phạt. Hơn nữa trong độ tuổi chưa trưởng thành, suy nghĩ và hành động của các em chưa chín chắn việc xúc phạm danh dự nhà giáo ở một số bộ phận học sinh không thể tránh khỏi”.

“Theo quan điểm của tôi, nếu vi phạm quá mức như hiện nay thì đưa sang cơ quan pháp luật xử lý là hợp lý. Ngoài ra, tôi thấy Dự thảo trao quyền xử phạt cho thanh tra Sở, thanh tra viên giáo dục... điều này lại càng tăng thêm tiêu cực trong giáo dục. Bởi thực tế trong những năm qua, đội ngũ này làm việc chưa thật hiệu quả. Vi phạm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục đều được đội ngũ thanh tra Sở phát hiện nhưng có biểu hiện bưng bít. Chỉ khi có tố giác của giáo viên và báo chí vào cuộc thì sự thật mới được phơi bày. Do vậy, nhiều quy định trong Dự thảo này tôi thấy chưa phù hợp với tình hình thực tiễn”, thầy Hướng nói thêm.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên Giáo dục

Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ Giáo dục

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Sáng 25/9, Đoàn công tác của trường THPT Việt Đức bao gồm đại diện BGH nhà trường, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đã trao quà hỗ trợ bà con vùng lũ ở 2 huyện Bát Xát, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh Giáo dục

Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh

TTTĐ - Ngày 24/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” cho gần 2.000 học sinh.
Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa Giáo dục

Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa

TTTĐ - "Bước vào năm học mới 2024-2025, với triết lý đào tạo: “Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai”, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung khẳng định: Trường ĐH Mở Hà Nội cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân trong một môi trường giáo dục tiên tiến, đa dạng và toàn diện.
"Rộng cửa"du học Giáo dục

"Rộng cửa"du học

TTTĐ - Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) phối hợp cùng Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán New Zealand tổ chức Ngày hội Giáo dục New Zealand 2024 tại TP Hồ Chí Minh (19/10) và Hà Nội (20/10).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh trong năm học 2024 - 2025.
Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương dự kiến tuyển sinh vào tháng 4/2025 Giáo dục

Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương dự kiến tuyển sinh vào tháng 4/2025

TTTĐ - Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương được xây dựng trong khu đô thị Ecorivers - Ecopark Hải Dương trên diện tích hơn 2ha, hứa hẹn mang đến môi trường giáo dục nền nếp, nhân văn, hạnh phúc cho thế hệ trẻ tại địa phương.
Đại học Kinh tế Đà Nẵng khai giảng năm học mới Giáo dục

Đại học Kinh tế Đà Nẵng khai giảng năm học mới

TTTĐ - Ngày 23/9, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, tiếp tục phát huy thành tích, thực thi sứ mệnh của một trường đại học hàng đầu theo định hướng nghiên cứu để kiến tạo, hoàn thiện môi trường học thuật tiên tiến, nhân văn.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn Giáo dục

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, vừa tổ chức tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên, phụ huynh Giáo dục

Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên, phụ huynh

TTTĐ - Với nỗ lực nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tổ chức tập huấn chuyên sâu dành cho toàn bộ phụ huynh học sinh và giáo viên, nhân viên nhà trường.
Xem thêm