Tag

Nguyên nhân cả nước giảm 200 trường tiểu học

Giáo dục 19/08/2024 15:00
aa
TTTĐ - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc số trường Tiểu học và THCS giảm có nguyên nhân chủ yếu là một số địa phương sáp nhập địa giới hành chính dẫn đến việc sáp nhập các trường học trên địa bàn.
Trường Tiểu học Hoàng Mai đạt giải Nhì phim về an toàn giao thông 5 năm khẳng định chất lượng trường Tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành Trường Tiểu học Văn Yên tuyên dương học sinh xuất sắc tiêu biểu

Số trường tiểu học trên cả nước giảm từ 12.366 xuống còn 12.166 trong năm 2023 - 2024, đây là tín hiệu tích cực trong đổi mới giáo dục.

Đây là thông tin được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết năm học diễn ra sáng nay (19/8). Theo đó, năm học 2023 - 2024 cấp tiểu học có số trường giảm từ 12.366 xuống 12.166 (giảm 200 trường). Ở cấp THCS, số trường giảm từ 10.761 xuống 10.753 (giảm 8 trường).

Nguyên nhân cả nước giảm 200 trường tiểu học

Riêng cấp THPT, năm học 2022 - 2023, cả nước có 2.949 trường học cấp THPT. Sang năm học 2023 - 2024, con số này tăng lên 2.981 trường. Đây cũng là cấp học duy nhất tăng số trường học trong năm học vừa qua.

Theo Bộ GD&ĐT, việc số trường Tiểu học và THCS giảm có nguyên nhân chủ yếu là một số địa phương sáp nhập địa giới hành chính dẫn đến việc sáp nhập các trường học trên địa bàn. Trong khi đó, số lượng trường THPT tăng do việc tăng dân số ở các thành phố lớn nên địa phương đã xây dựng, thành lập các trường mới.

Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, cả nước có gần 18,5 triệu học sinh, giảm hơn 300.000 so với năm học trước, mức giảm chủ yếu ở cấp tiểu học.

Cấp THCS có hơn 6,5 triệu học sinh, tăng gần 500.000. Cấp THPT xấp xỉ 3 triệu học sinh, tăng hơn 100.000. Trong đó, 5 địa phương có số lượng học sinh cấp THPT ở mức rất cao: Hà Nội (293.825 học sinh), TP HCM (251.930 học sinh), Thanh Hóa (103.636 học sinh), Nghệ An (109.764 học sinh) và Đồng Nai (88.899 học sinh).

Việc tăng 32 trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, khi số trường cần có tương ứng cho số học sinh này vào khoảng gần 50 trường.

Nguyên nhân cả nước giảm 200 trường tiểu học
Học sinh tiểu học ở Hà Nội

Về mặt hạn chế, Bộ GD&ĐT thẳng thắn nhìn nhận, khi sắp xếp, sáp nhập, quy hoạch lại các trường, điểm trường, tại một số địa bàn dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh.

Việc rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông còn bất cập; còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số địa phương, đặc biệt là tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Một số địa phương thực hiện dồn ghép các cơ sở giáo dục một cách cơ học; việc quy hoạch, dành quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn trường học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cấp mầm non, phổ thông còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, năm học mới ngành sẽ tiếp tục quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng “lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể, thầy cô giáo làm động lực; nhà trường làm bệ đỡ, gia đình làm điểm tựa, xã hội làm nền tảng”.

Với tinh thần đề cao kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng, toàn ngành Giáo dục sẽ phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và tốt nhất mục tiêu đề ra. Trong đó, ngành sẽ triển khai ngay nội dung Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Trung ương; hoàn thành tổ chức triển khai hiệu quả chương trình phổ thông mới và tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch khắc phục các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cố gắng vượt qua các thách thức, hướng tới một năm học với kết quả tốt hơn nữa.

Đọc thêm

Ecopark hợp tác với FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp đầu tiên tại Nghệ An Giáo dục

Ecopark hợp tác với FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp đầu tiên tại Nghệ An

TTTĐ - Tại khu đô thị Eco Central Park, nhà sáng lập Ecopark hợp tác với Tập đoàn FPT xây tổ hợp giáo dục liên cấp, dự kiến đào tạo 3.000 học sinh các cấp học mỗi năm.
Trường học cần hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời khi rét đậm Giáo dục

Trường học cần hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời khi rét đậm

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường có biện pháp giữ gìn sức khỏe cho học sinh khi thời tiết chuyển rét, hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại…
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng hoạt động trải nghiệm Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng hoạt động trải nghiệm

TTTĐ - Hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng về sự phát triển tư duy của trẻ bậc mầm non, Trường mầm non Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã quan tâm, trú trọng phương pháp dậy học cho trẻ bằng các hoạt động trải nghiệm ý nghĩa.
Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên Giáo dục

Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên

TTTĐ - Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp của sinh viên" ngày 17/12, tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp thiết thực để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.
Đẩy mạnh phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học Giáo dục

Đẩy mạnh phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học

TTTĐ - Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.
Dự báo những ngành nghề "hái ra tiền" trong tương lai Giáo dục

Dự báo những ngành nghề "hái ra tiền" trong tương lai

TTTĐ - Nhiều ngành học công nghệ sẽ trở thành xu thế mới của thời đại trong kỷ nguyên mới.
Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực Giáo dục

Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực

TTTĐ - Gỡ rối về tâm lý cho học sinh cuối cấp, các chuyên gia cho rằng, học sinh đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía mà nếu không trang bị cho mình hiểu biết và kỹ năng, các em khó thoát ra khỏi nó. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng, kết quả học tập trong giai đoạn đầy nhạy cảm này…
Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai" Giáo dục

Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai"

TTTĐ - Với mục tiêu đồng hành cùng tâm lý học sinh cuối cấp, giải tỏa căng thẳng để các em có một tinh thần vững chắc trước kỳ thi trọng đại - tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, ngày 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai".
Ra mắt dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp Giáo dục

Ra mắt dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp

TTTĐ - Chiều 15/12, tại talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô cho biết: Nhà trường sáng lập Dự án phục vụ cộng đồng mang tên Đồng hành cùng học sinh cuối cấp nhằm chia sẻ áp lực, đồng hành cùng học sinh trước những kỳ thi mang tính bước ngoặt của cuộc đời.
Chiều nay (15/12) sẽ diễn ra talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp Giáo dục

Chiều nay (15/12) sẽ diễn ra talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp

TTTĐ - Chiều 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai” tại tại Hội trường The Koi (Trường Đại học Thành Đô).
Xem thêm